ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN 4.1 Mối liên quan giữa đa dạng sinh học và nghèo đó

Một phần của tài liệu Giáo trình đa dạng sinh học (Trang 55)

4.1. Mối liên quan giữa đa dạng sinh học và nghèo đói

Người nghèo, đặc biệt ở những vùng có sản lượng nông nghiệp thấp, phụ thuộc chặt chẽ vào tài nguyên di truyền, loài và sinh thái để hổ trợ cho cuộc sống.

Những giá trị của của đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong đời sống của con người ở các cấp độ đa dạng khác nhau như:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm

+ Cung cấp gỗ, củi cho đun nấu, xây dựng,... + Cung cấp dược liệu, chất tẩy rữa,...

+ Nâng cao năng suất của mùa màng

Các giá trị của đa dạng sinh học cung cấp các cơ hội nâng cao sinh kế của người nghèo. Tuy nhiên, cơ hội lớn nhất tập trung ở nhưng nơi: đa dạng sinh học có tầm quan trọng địa phương, quốc gia hoặc quốc tế, ở đó có sự thu hút lớn về vốn và sự hổ trợ của chính sách; các cộng đồng phụ thuộc trực tiếp vào đa dạng sinh học và có những cam kết đầu tư quản lý tài nguyên đa dạng sinh học một cách dài hơi.

Tính đa dạng sinh học cao ở vùng nhiệt đới là một lợi thế trong mối quan hệ giữa sinh kế của người dân và quản lý đa dạng sinh học. Việc đầu tư trong bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học bền vững cho phép cộng đồng tiếp tục dựa vào chúng cho hôm nay và mai sau. Ngoài ra, việc xác lập và khai thác ở những khu vực ngoài vùng bảo vệ cũng là cơ hội để nâng cao sinh kế cho cộng đồng.

Việc quản lý các hệ sinh thái có thể sử dụng thích hợp để tăng thu nhập. Du lịch là một ví dụ về quản lý nơi ở tự nhiên có giá trị cho việc nghĩ ngơi, giải trí. Vấn đề bảo tồn rừng tự nhiên ở các nước đang phát triển có thể giúp cộng đồng tiếp tục sử dụng các giá trị của tài nguyên rừng.

Tuy nhiên, thay vì các cơ hội đã được đưa ra, một số áp chế đã được đề ra gây ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Quan niệm nâng cao sinh kế và tăng tính đa dạng sinh học không nhất thiết phải đồng

nhất vì vậy các cơ hội để giải quyết quyền lợi cho cả 2 bên (win-win) đã bị giới hạn.

Các cơ quan phát triển có cơ hội để vận dụng vai trò hoạt động của mình trong việc cung cấp các phương kế làm việc với đa dạng sinh học cho người nghèo. Sự hợp tác phát triển vì vậy có thể là các chính sách, thể chế và pháp luật bắt buột ở các mức độ: địa phương, quốc gia và quốc tế. Nâng cao cơ hội, vai trò của người nghèo đối với tài nguyên đa dạng sinh học: Sự giúp đỡ là cần thiết để phát triển hệ thống nhằm xác nhận và cung cấp nhu cầu, quyền lợi, vai trò và trách nhiệm của các nhóm khác nhau.

Các quan hệ giữa sinh kế và đa dạng sinh học

Giảm sinh kế Tăng sinh kế Mất đa

dạng sinh học

Tập trung và khai thác triệt để những giá trị của tài nguyên của các công ty.

Loài cần khai thác của cộng đồng địa phương không đáp ứng được lâu dài. Sự thiếu hụt có thể dẫn đến mất các tài nguyên sinh học khác cần thiết cho sự tồn tại hoặc thu nhập

Chuyển đất tự nhiên thành đất nông nghiệp.

Hệ thống kinh tế nông nghiệp ưu tiên đọc canh, điều này có thể dẫn đến mất đa dạng di truyền trong cây trồng, cũng như nơi ở tự nhiên. Nông nghiệp có thể cung cấp một lượng lớn lương thực cho trung tâm đô thị và lợi ích thu được từ nền kinh tế đó có thể làm giá thành sản phẩm hạ thấp vì vậy có lợi cho người nghèo. Duy trì và gia tăng đa dạng Vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Quản lý bền vững đa dạng sinh học. Các cộng đồng nghèo

sinh học Những vùng được bảo vệ là có lợi cho việc bảo tồn, nhưng cộng đồng địa phương bị tổn thất do vùng khai thác bị bảo vệ nghiêm ngặt, hoặc ở đó cây trồng và vật nuôi bị hạn chế bởi gia tăng bảo tồn động vật hoang dã.

và người bản địa ở nơi khó trồng trọt của vùng nhiệt đới phụ thuộc vào đa dạng sinh học, vì vậy các kỷ thuật quản lý của họ thường được thiết kế để duy trì đa dạng sinh học dùng cho các thế hệ sau.

(Nguồn: IUCN, Biodiversity in development)

Một phần của tài liệu Giáo trình đa dạng sinh học (Trang 55)