Khi mà ngân quỹ dùng cho việc bảo tồn thiếu hụt thì việc đưa ra số loài đe dọa tuyệt chủng để xác định quyền ưu tiên bảo tồn là vấn đề thiết yếu. Norman Myers, nhà sinh thái học Anh đưa ra khái niệm điểm nóng đa dạng sinh học vào 1988 để nói về tình trạng nan giải mà những người bảo vệ môi trường phải đối mặt: những vùng nào có vai trò quan trọng nhất để bảo tồn loài và sinh cảnh? Mục tiêu của khái niệm điểm nóng là những nơi bị đe dọa lớn nhất tới số loài lớn nhất và cho phép những nhà bảo tồn tập trung những nổ lực về chi phí hiệu quả ở đó. 25 điểm nóng đa dạng sinh học chứa 44% tất cả các loài thực vật và 35% tất cả các loài động vật có xương sống trên cạn chỉ chiếm 1,4% diện tích hành tinh.
Các điểm nóng đa dạng sinh học trên thế giới
Hình 1. Các điểm nóng đa dạng sinh học trên thế giới
1. Tropical Andes 2. Sundaland
3 Mediterirranean Basin 4. Madagasca & Indian Ocean Island
5. Indo - Burma 6. Caribbean
14. Polynesia & Micronesia 15. New Caledonia
16. Guinean Forests of West Africa
17. Choco-Darian-Western Ecuador
7. Atlantics Forest 8. Philippines
9. Cape Floristic Regions 10. Mesoamerica 11. Brazilian Cerrado 12. Southest Australia 13. Mountains of Southest China Lanka 19. California Floristics Province 20. Succulent Karoo 21. New Zealand 22. Central Chile 23. Caucasus 24. Wallacea
25. Eastern Arc Moutains & Coastal
Nguồn: www.IUCN. org
Có hai nhân tố được xem xét để chỉ định điểm nóng. Điểm nóng là những vùng chứa đựng một số lớn các loài đặc hữu và đồng thời bị tác động một cách đáng kể các hoạt động con người.
Tính đa dạng thực vật là cơ sở sinh học cho sự chỉ định điểm nóng; để là một điểm nóng, một vùng phải có 1.500 loài cây đặc hữu. Sự có mặt của thực vật nguyên sinh là cơ sở để đánh giá tác động con người trong một vùng; để là một điểm nóng. một vùng phải bị mất đi hơn 70% môi trường sống nguyên thuỷ của nó.
Phần lớn các điểm nóng nằm trong các đảo hay các vùng biệt lập trên các lục địa là những hệ sinh thái riêng biệt rất dễ bị huỷ hoại. Hầu hết các loài bị tuyệt chủng là những loai riêng biệt. Điều gì làm những loài này có thể bị tổn thương hơn cho tới tuyệt chủng hơn những loài khác? Theo định nghĩa, những loài riêng biệt không phải là những loài phân bố rộng. Chúng bị giới hạn bởi chỗ ở thích hợp trên những vùng biệt lập, một hòn đảo thực hoặc trong một vùng biệt lập của lục địa. Khi quần thể đó bị mất đi, thì loài bị tuyệt chủng. Chúng cũng có thể bị tổn thương bởi vì lịch sử tiến hóa của chúng chỉ quen với những loài thường gặp của chúng, những loài cùng tiến hoá với chúng qua những thời kỳ dài của thời gian. Chúng thường không được chuẩn bị để cạnh tranh với những loài du nhập và những loài ngoại lai, những "bạn" đồng hành tiêu biểu cho chế độ thực dân của con người. Sự tuyệt chủng của
các loài chim trên thế giới là những ví dụ. Những loài chim lớn như chim Moa và chim Dodo, đã mất khả năng bay do chúng sống trong môi trường không có vật dữ và vì vậy, chúng dễ dàng là mục tiêu cho con người và những vật săn mồi ngoại lai.
Con người đã bị thu hút tới các điểm nóng tự nhiên trong suốt lịch sử. Những phong cảnh được thay đổi trước hết do những người săn bắt và hái lượm, rồi bởi những người trồng trọt nông nghiệp và những mục đồng và rộng lớn nhất là chế độ buôn bán thực dân những mặt hàng nông nghiệp. Trong năm trăm năm trước, nhiều loài bị khai thác tới cá thể cuối cùng. Ngày nay, viêc gia tăng dân số nhanh trong các điểm nóng góp phần tới sự suy thoái điểm nóng do việc du nhập của những loài ngoại lai, việc buôn bán bất hợp pháp những loài bị đe doạ, nền nông nghiệp đốt nương làm rẫy, khai mỏ, xây dựng đường cao tốc, đập nước và tràn dầu. Mười một điểm nóng đã mất ít nhất 90% cây cỏ tự nhiên nguyên thuỷ và ba trong số đó đã mất 95%.
Theo định nghĩa, điểm nóng là những nơi tập trung của đa dạng sinh học độc nhất. Chúng tao ra một sự đa dạng về những loài và hệ sinh thái bị đe doạ và xứng đáng sự chú ý bảo tồn. Việc so sánh điểm nóng bởi các tiêu chuẩn khác nhau rất hữu ích để hiểu những sự khác nhau giữa chúng. Quan trọng hơn, nó có thể giúp đỡ xúc tiến việc đầu tư ưu tiên bảo tồn ở quy mô toàn cầu.
Điểm nóng có thể được đánh giá dựa vào tính độc nhất của đa dạng sinh học, số lượng nơi ở bị mất và nơi ở được bảo vệ, và số loài đặc hữu trong một diện tích nhỏ. Tất cả những nhân tố này là quan trọng trong việc quyết định nơi nào được bảo tồn.
Có một số nhân tố quan trọng để việc xác định tình trạng ưu tiên của một điểm nóng. Các nhân tố quan trọng nhất để xem xét là số của những loài thực vật và động vật tìm thấy trong điểm nóng và không có ở nơi nào khác trên thế giới; mức độ của sự mất mát nơi ở và số loài thực vật và động vật đặc hữu trên đơn vị diện tích.
Lấy tất cả những nhân tố này để tính toán, thì vùng Madagascar và những hòn đảo ở Ấn Độ Dương, Philippines, Sundaland, Atlantic Forest và vùng Caribbean được coi như những nơi nóng nhất của các điểm nóng (Bảng 1.3). Những điểm nóng này xuất hiện trong tốp mười của ít nhất bốn của năm nhân tố. Nói cách khác, đa dạng sinh học độc
nhất của năm điểm nóng này bị mất đi và có nguy cơ cao của việc mất nó nếu không có hoạt động bảo tồn có hiệu quả và tức thời.
Bảng 1.3. Các điểm nóng nhất về đa dạng sinh học trên thế giới Các điểm nóng Thực vật đặc hữu Động vật có xương đặc hữu Thực vật đặc hữu / 100 km2 Động vật có xương đặc hữu /100 km2 % hệ thực vật còn lại Madagascar & Indian Ocean Islands 9.704 771 16.4 1.3 9.9 Philippines 5.832 518 64.7 5.7 3.0 Sundaland 15.000 701 12.0 0.6 7.8 Atlantic Forest 8.000 654 8.7 0.6 7.5 Caribbean 7.000 779 23.5 2.6 11.3 Indo-Burma 7.000 528 7.0 0.5 4.9 Western Ghats & Sri Lanka 2.180 355 17.5 2.9 6.8 Eastern Arc Mountains & Coastal Forests 1.500 121 75.0 6.1 6.7 Nguồn: Myers. N., 2000.
Các điểm nóng có những sự tập trung cao nhất của đa dạng sinh học duy nhất trên hành tinh. Chúng cũng là những nơi có nguy cơ lớn nhất của sự phá hủy. Nhu cầu cho sư bảo tồn trong những vùng này là khẩn cấp để ngăn ngừa một làn sóng tuyệt chủng loài. Với thời gian không nhiều và quỹ bảo tồn có hạn, chúng ta phải thực hiện những
chương trình và những chiến lược có hiệu quả trong việc bảo vệ đa dạng sinh học. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải hiểu chi tiết hiện trạng trong những vùng này, ví dụ:
Các loại đa dạng sinh học: Những loài nào tập trung trong những vùng nào? Đa dạng sinh học đang thay đổi trong cả thời gian như thế nào?
Những nhân tố góp phần tới việc mất mát đa dạng sinh học:
Những hoạt động và những chính sách của con người tác động và tiếp tục đe doạ đa dạng sinh học. Hiệu quả bảo tồn: Những hoạt động bảo tồn nào đã có hiệu quả (hoặc không hiệu quả) trong việc ngăn chặn sự phá hủy trong điểm nóng là gì?
Khả năng bảo tồn: Chúng ta có kiến thức và công cụ cần thiết để gìn giữ điểm nóng hay không ?
Điểm nóng là những nơi biến động. Chính trị, xã hội, và phong cảnh sinh vật trong điểm nóng thay đổi theo thời gian. Chúng ta cần phải liên tục đánh giá - hoặc quan trắc - tình trạng trong những vùng này. Ngoài việc cung cấp thông tin về những gì đã xảy ra, việc quan trắc còn tạo cơ hội để dự báo hoặc đoán trước cái gì có thể xảy ra, dựa vào những gì đã xảy ra trước đây. Đây là cốt lõi của Hệ thống cảnh báo sớm (Early Warning System) của Trung tâm Khoa học đa dạng sinh học ứng dụng (CABS) thuộc tổ chức Bảo tồn Quốc tế (IUCN).