Tuyệt chủng do con người gây ra

Một phần của tài liệu Giáo trình đa dạng sinh học (Trang 45)

Các nhóm sinh vật tiến hóa cao như côn trùng, động vật không xương và các loài thực vật có hoa, đạt đến sự đa dạng nhất vào khoảng 30.000 năm trước. Tuy nhiên, kể từ thời gian đó, sự giàu có về loài đã giảm do sự gia tăng của quần thể người.

Tác động dễ nhận thấy đầu tiên về hoạt động của con người vào tỷ lệ tuyệt chủng có thể thấy vào sự sa sút các loài thú lớn ở Australia và Nam, Bắc Mỹ vào thời gian mà con người bắt đầu thống trị hai lục địa này từ hàng ngàn năm trước. Chỉ một thời gian ngắn sau khi con người đặt chân đến, 74% đến 86% các loài thú lớn, có trọng lượng hơn 40 kg, trong các vùng này bị tuyệt chủng. Nguyên nhân trực tiếp của sự tuyệt chủng này có thể là do săn bắn, và nguyên nhân gián tiếp là do đốt rừng và khai hoang.

Tỷ lệ tuyệt chủng được biết rõ nhất là về chim và thú do chúng là những loài tương đối lớn, được nghiên cứu kỹ và dễ làm cho người ta chú ý. Tỷ lệ tuyệt chủng của các loài còn lại chỉ là dự đoán. Tuy vậy, tỷ

lệ tuyệt chủng ngay cả của chim và thú cũng không chắc chắn, do một số loài được coi là tuyệt chủng thì được phát hiện lại, các loài khác được cho là hiện đang có thì có thể thật sự đã tuyệt chủng. Dựa vào các chứng cứ có sẵn thì khoảng 85 loài thú và 113 loài chim đã bị tuyệt chủng từ năm 1600, tương ứng với 2,0% các loài thú và 1,3% các loài chim. Trong khi những con số ban đầu này có vẻ như chưa ở mức báo động thì xu hướng tuyệt chủng tăng rất nhanh trong khoảng 150 năm lại đây.

Bảng 2.1. Một số nhóm loài tuyệt chủng từ năm 1600 đến nay Số loài tuyệt chủng Số loài % tuyệt chủng Bậc phân loại Đất liềnĐảo Đại dương Tổng số Thú 30 51 4 85 4.000 2,10 Chim 21 92 0 113 9.000 1,30 Bò sát 1 20 0 21 6.300 0,30 Lưỡng thê 2 0 0 2 4.200 0,05 Cá 22 48 0 23 19.100 0,10 Không xương sống 49 48 1 98 1.000.000 0,01 Thực vật có hoa 245 139 0 384 250.000 0,20

Nguồn: Reid và Miller 1989.

Tỷ lệ tuyệt chủng của chim và thú vào khoảng 1 loài trong 10 năm trong thời gian từ 1600 -1700, nhưng tỷ lệ này tăng lên 1 loài/năm trong thời gian từ 1850 -1950. Sự gia tăng tỷ lệ tuyệt chủng loài là một sự chỉ định về tính nghiêm trọng của vấn đề đe dọa đa dạng sinh học. Nhiều loài còn chưa bị tuyệt chủng nhưng đã bị hao hụt rất nhiều do

các hoạt động của con người và chỉ tồn tại với số lượng rất thấp. Những loài này cũng được coi là tuyệt chủng sinh thái và chúng

không còn vai trò gì trong tổ chức quần xã. Tương lai của nhiều loài là không chắc chắn. Khoảng 11% các loài chim tồn tại trên trái đất đang bị đe dọa tuyệt chủng cũng với tỷ lệ như thế cho các loài thú (Bảng 2.2.). Sự đe dọa đối với các loài cá nước ngọt và thân mềm cũng ở mức trầm trọng tương tự. Các loài thực vật cũng bị đe dọa, nhất là nhóm cây hạt trần.

Bảng 2.2. Số loài bị đe dọa tuyệt chủng trong các nhóm động vật và thực vật chính

Nhóm Số loài Số loài bị đe

dọa tuyệt chủng % số loài đe dọa tuyệt chủng ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG Cá 24.000 452 2 Lưỡng thê 3.000 59 2 Bò sát 6.000 167 3 Chim 9.500 1.029 11 Thú 4.500 505 11 THỰC VẬT Hạt trần 758 242 32 Hạt kín 240.000 21.895 9 Palmae (cọ) 2.820 925 33

(Nguồn: Peter J. Bryant. Biodiversity and Conservation)

3.3.5.3. Sự tuyệt chủng hàng loạt (mass extinction)

Theo các nhà khoa học, tuyệt chủng hàng loạt là những sự kiện tuyệt chủng xảy ra ở qui mô lớn, đã tác động đến sinh vật trong các môi trường khác nhau ở đất liền và biển, gây ra những mất mát nặng nề về số lượng trong các bậc phân loại.

Tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ.

Theo một đánh giá về số loài đã tồn tại trên trái đất thì có đến 99,9% số loài đã bị tuyệt chủng. Hay nói một cách khác, số các loài

động vật, thực vật, vi sinh vật hiện có chỉ chiếm 0,1% tổng số loài đã từng sống trên hành tinh.

Trong lịch sử tiến hoá của trái đất, hầu hết các loài bị mất đi do các thời kỳ tuyệt chủng, trong đó có 5 thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt nghiêm trọng kéo dài trong thời gian 350 triệu năm. Năm thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt này được xác định qua việc nghiên cứu các dẫn chứng của những thay đổi các hoá thạch động, thực vật.

Ordovician muộn (440 triệu năm trước): khí hậu toàn cầu ấm lên gây ra sự tuyệt chủng của một phần lớn các loài trong đại dương.

Devonian muộn (360 triệu năm trước): nhiều quá trình ảnh hưởng đến sự tuyệt chủng trongn giai đoạn này đó là những tác động bên ngoài trái đất, mức nước biển thay đổi, thay đổi khí hậu và hiệu ứng lạnh toàn cầu

Trong số 5 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thì sự kiện được con người biết rõ nhất xảy ra ở kỷ phấn trắng và kỷ thứ ba (Cretaceous và Tertiary), còn gọi là thời kỳ K/T, cách đây 66 triệu năm trước. Đây là thời kỳ các giống động vật biển bị mất trong diện rộng, tạo ra những thay đổi cơ bản trong các hệ sinh thái trên cạn và sự biến mất của khủng long. Khi khủng long bị mất đi và các cấu trúc của hệ sinh thái thay đổi, các loài thú có cơ hội để gia tăng về kích thước và đa dạng hoá loại hình. Trong thời kỳ tiến hoá đổi mới này, các loài linh trưởng phát triển mạnh và loài người (Homo sapiens) xuất hiện.

Tuyệt chủng hàng loạt ngày nay

Tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay, hay còn gọi là tuyệt chủng hàng loạt thứ 6, xảy ra vào kỷ Pleistocent từ hơn 1 triệu năm trước. Đây là thời kỳ có những biến động lớn về khí hậu toàn cầu, sự dâng cao và hạ thấp mức nước biển cùng với sự mở rộng vùng phân bố của loài người từ Châu Phi, Châu Âu, Á đến các vùng khác trên thế giới. Đặc tính quan trọng nhất của sự tuyệt chủng trong giai đoạn này liên quan với sự lan rộng của loài người trên khắp thế giới, trong đó các loài thú có kích thước lớn hơn 44 kg, bị tuyệt chủng đến 74 - 86%.

So với các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt xảy ra trong quá khứ thì tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay có tỷ lệ tuyệt chủng cao nhất. Tỷ lệ tuyệt chủng trung bình trong quá khứ là 0,0001 đến 0,00001% số loài mỗi năm, trong khi đó tỷ lệ tuyệt chủng ở giai đoạn

hiện nay là 0,01% (gấp từ 100 -1000 lần tỷ lệ tuyệt chủng trong quá khứ).

Khác với các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ, xảy ra chủ yếu do các hiện tượng thiên nhiên, tuyệt chủng hiện nay chủ yếu do con người. Cứ 100 loài bị tuyệt chủng thì có đến 99 loài là do con người. Ngoài ra, theo sau các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ là sự hình thành loài mới để bù đắp cho số loài bị mất đi, còn sự tuyệt chủng hàng loạt giai đoạn hiện nay không kèm theo sự hình thành loài mới.

Một phần của tài liệu Giáo trình đa dạng sinh học (Trang 45)