Kiểm soá tô nhiễm môi trường 5.3.4 Phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Giáo trình đa dạng sinh học (Trang 117)

5.3.4. Phát triển bền vững

Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu đầu tiên của cả phát triển kinh tế và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra cũng là mục tiêu cho quy hoạch phát triển và quy hoạch quản lý tài nguyên, nó cũng là mục tiêu của các tiến trình và các phương pháp thực hiện. Phát triển bền vững đòi hỏi nỗ lực của cả các chương trình ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, quy hoạch và quản lý bền vững cần phải tập trung cao độ cho các mục tiêu dài hạn. Phát triển bền vững là sự phát triển mà trong đó các giá trị kinh tế, môi trường và xã hội luôn luôn tương tác với nhau trong quá trình quy hoạch; phân bố lợi nhuận công bằng giữa các tầng lớp trong xã hội và khẳng định các cơ hội cho sự phát triển kế tiếp, duy trì một cách liên tục cho các thế hệ mai sau.

Nếu phát triển kinh tế hay quản lý tài nguyên được coi là bền vững, thì sự đánh giá các kế hoạch hành động lựa chọn cần phải được thông qua sự tương tác các giá trị xã hội, kinh tế và môi trường. Thách thức lớn nhất của chúng ta là xác định sự cân bằng tối ưu giữa ba giá trị này. Sự tương tác của ba giá trị này khác với sự bền vững của các chiến lược quản lý tài nguyên hoặc là phát triển kinh tế riêng biệt.

Phát triển bền vững đòi hỏi sự công bằng. Bền vững được đặc trưng bởi sự phân phối quyền lợi và các cơ hội một cách công bằng giữa các tầng lớp xã hội, giới và các thế hệ. Khi sự bền vững được xác định về các hệ giá trị tương tác và tính công bằng giữa các thế hệ, nó trở nên bền vững hơn bao gồm các vấn đề sự trao quyền, đạo đức cũng như các vấn đề kinh tế và môi trường. Không có những đòi hỏi định trước cho việc đạt được sự bền vững mà điều cốt yếu là sự tương tác giữa các giá trị xã hội và người dân địa phương trong phát triển kinh tế và quy hoạch tài nguyên thiên nhiên.

Quản lý bền vững đòi hỏi không được để suy giảm tổng các vốn môi trường, vốn tài nguyên con người, hay vốn mà con người tạo ra đảm bảo cho các thế hệ tương lai. Đó là sự đáp ứng tổng số vốn đại diện cho ba hệ giá trị mà nó phải được duy trì liên tục cho thế hệ mai sau.

Trong nhiều hội nghị quốc tế đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ các khu bảo tồn với việc đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. Từ ý tưởng đó đưa đến khái niệm về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, làm sao phát triển được nền kinh tế xã hội trong khi vẫn có thể giữ gìn, bảo vệ được thiên nhiên. Bảo tồn là để liên kết được việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc thù với những nhu cầu phát triển có thể chấp nhận được của một bộ phận dân cư mà cuộc sống của họ phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên đó.

Một phần của tài liệu Giáo trình đa dạng sinh học (Trang 117)