Thành lập Cơ quan nhân quyền quốc gia

Một phần của tài liệu Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam (Trang 107)

Nhận thức tầm quan trọng, ý nghĩa của việc thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết 48/134 ngày 20 tháng 12 năm 1993 trong đó đƣa ra các nguyên tắc căn bản đối với việc thành lập cơ quan này (nguyên tắc Pari). Các nguyên tắc Pari là thƣớc đo, chuẩn mực để các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc thành lập ra cơ quan nhân quyền quốc gia của mình.

Với mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, Cơ quan nhân quyền quốc gia có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến và các khuyến nghị hoặc báo cáo cho Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan khác về tất cả các vấn đề liên quan đến thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền. Các vấn đề này bao gồm:

- Các quy định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định hành chính có dấu hiệu vi phạm nhân quyền;

- Đảm bảo sự hài hòa giữa các quy định quốc gia với luật nhân quyền quốc tế; - Chuẩn bị các báo cáo về tình hình nhân quyền quốc gia hoặc các vấn đề

nhân quyền cụ thể;

- Đóng góp ý kiến cho các báo cáo quốc gia về nhân quyền trƣớc khi trình lên các tổ chức quốc tế;

- Hợp tác với Liên Hiệp Quốc và các cơ quan nhân quyền quốc gia hay khu vực;

- Giáo dục, tuyên truyền về nhân quyền;

- Giải quyết khiếu nại hoặc kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về nhân quyền.

Để thực hiện hiệu quả các chức năng trên, Cơ quan nhân quyền quốc gia cần có vị trí xứng đáng trong tổ chức bộ máy nhà nƣớc và cần đƣợc quy định trong Hiến pháp. Bằng vị trí của mình, Cơ quan nhân quyền quốc gia có quyền xem xét, khuyến nghị và công bố tất cả các hành vi vi phạm nhân quyền của tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị. Để thực hiện đƣợc điều này, bên cạnh việc đƣợc Hiến pháp ghi nhận, cơ quan nhân quyền quốc gia phải thực sự độc lập về tổ chức và hoạt động và tài chính nhằm tránh sự can thiệp, gây sức ép từ bất kỳ chủ thể nào khác. Cơ quan nhân quyền quốc gia cũng đòi hỏi phải đa dạng về thành phần, đại diện cho nhiều tầng lớp lợi ích trong xã hội nhƣ: đại diện các tổ chức phi chính phủ hoạt động trên lĩnh vực nhân quyền; đại diện các tổ chức nghề nghiệp (luật sƣ, bác sỹ, nhà báo...); đại diện các chuyên gia, các nhà khoa học có uy tín, các cơ sở học thuật (trƣờng đại học, viện nghiên cứu...) am hiểu về nhân quyền; Đại biểu Quốc hội...Ngoài ra, cần có đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn tốt, am hiểu pháp luật cũng nhƣ có kiến thức sâu rộng về chính trị - xã hội; có thái độ kiên định trƣớc các áp lực tác động.

- Cơ quan thanh tra Quốc hội (Ombudsman): là cơ quan trực thuộc Quốc hội, do Quốc hội thành lập có chức năng chính là bảo vệ sự công bằng và tính pháp lý trong các hoạt động hành chính công. Cụ thể: Giải quyết các khiếu nại về vi phạm nhân quyền; bảo vệ các cá nhân chống lại các hành vi vi phạm; tuyên truyền, giáo dục về nhân quyền..Ngoài ra, có thể thành lập Ủy ban nhân quyền trực thuộc Quốc hội giúp Quốc hội xem xét, giải quyết các vụ việc, các hành vi vi phạm nhân quyền cụ thể.

- Ủy ban nhân quyền quốc gia (National Human Rights Commission): Thƣờng là cơ quan trực thuộc Chính phủ có chức năng chính là cung cấp dịch vụ tƣ vấn cho Chính phủ, lãnh đạo chính phủ; giáo dục nhân quyền; vận động chính sách và nghiên cứu.

- Viện Nghiên cứu nhân quyền: Chủ yếu nghiên cứu, tƣ vấn cho các cơ quan nhà nƣớc, Đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức dân sự khác; tuyên truyền, giáo dục về nhân quyền...

Ở Việt Nam hiện nay đã có một số cơ quan thực hiện một số công việc liên quan đến việc bảo vệ nhân quyền nhƣ: Ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ, Ủy ban dân tộc của Chính phủ, Hội đồng dân tộc của Quốc hội...Tuy nhiên, hoạt động của các Ủy ban, Hội đồng này không chuyên về bảo vệ nhân quyền và chỉ thực hiện một số công việc nhỏ lẻ, không phù hợp với yêu cầu của Liên hiệp quốc và không đáp ứng đƣợc nhu cầu cần có cơ quan chuyên trách, độc lập ở Việt Nam.

Trong bối cảnh Việt Nam đang là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế lớn nhƣ: Liên hiệp quốc, ASEAN thì việc thành lập cơ quan nhằm bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền là nhiệm vụ chung của tất cả các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc, giúp Việt Nam thực hiện hiệu quả hơn các nghĩa vụ thành viên, kịp thời hội nhập với thế giới. Trong khi đó, giải quyết tốt các vấn đề nhân quyền trong nƣớc đang là nhu cầu cấp bách nhằm nâng cao dân chủ, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của nhân dân, tăng cƣờng niềm tin của nhân dân đối với Nhà nƣớc. Việc thành lập cơ quan nhân quyền độc lập có thể dƣới hình thức Thanh tra Quốc hội hoặc Ủy ban nhân quyền quốc gia. Tuy

nhiên, vị trí của cơ quan nhân quyền nên đƣợc quy định trong Hiến pháp nhằm khẳng định vai trò, vị trí của cơ quan này. Cơ quan nhân quyền giúp nhà nƣớc ta có một cơ quan tƣ vấn độc lập, khách quan kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm nhân quyền xảy ra trong hoạt động của bộ máy nhà nƣớc; kịp thời tƣ vấn, giúp ngăn chặn hiệu quả các vi phạm. Cơ quan này còn là cầu nối giữa nhà nƣớc Việt Nam với các cơ quan, tổ chức nhân quyền quốc tế; làm trung gian hòa giải và cầu nối giữa Nhà nƣớc với các tổ chức xã hội dân sự và ngƣời dân; góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức của nhà nƣớc và ngƣời dân về nhân quyền. Cùng với Tòa án Hiến pháp, việc thành lập cơ quan nhân quyền độc lập sẽ góp phần quan trọng bảo vệ hiệu quả quyền con ngƣời, quyền công dân.

Một phần của tài liệu Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam (Trang 107)