Điều 32 dự thảo sửa đổi quy định:
“1. Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Người bị buộc tội có quyền được Tòa án xét xử. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm
3. Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử có quyền sử dụng trợ giúp pháp lý của người bào chữa.
4. Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.”
Quyền đƣợc xét xử công bằng, công khai bởi một tòa án độc lập là quyền con ngƣời trong quá trình tham gia tố tụng đã đƣợc Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 và Công ƣớc về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 ghi nhận. Theo đó bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Quyền xét xử nhanh chóng, công khai, công bằng bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị, đƣợc lập ra trên cơ sở pháp luật. Mọi ngƣời bình đẳng trƣớc tòa án. Việc xử kín chỉ đƣợc áp dụng trong một số trƣờng hợp đặc biệt.
- Quyền đƣợc coi là vô tội và không phải chịu hình phạt khi chƣa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của tòa án.
- Quyền đƣợc tự bào chữa hoặc thuê luật sƣ bào chữa. - Quyền không bị xét xử hai lần về cùng một tội.
- Quyền không bị bỏ tù vì lý do không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
- Quyền đƣợc bồi thƣờng thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong quá trình tố tụng gây ra.
Đối chiếu với các quy định của luật nhân quyền quốc tế, Điều 32 dự thảo sửa đổi có thể bổ sung thêm các nội dung hoặc tách ra làm nhiều điều riêng biệt nhƣng ít nhất phải đảm bảo đầy đủ các quyền kể trên nhằm ngăn chặn tối đa sự xâm phạm quyền con ngƣời từ phía cơ quan và ngƣời tiến hành tố tụng.