Quyền tham gia vào đời sống chính trị

Một phần của tài liệu Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam (Trang 96)

Quyền này đƣợc Hiến pháp năm 1992 quy định tại Điều 53 và Điều 54. Theo đó, mọi ngƣời có quyền tham gia quản lý nhà nƣớc và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nƣớc và địa phƣơng, kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc, biểu quyết khi nhà nƣớc tổ chức trƣng cầu ý dân.

Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngƣỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cƣ trú, đủ mƣời tám tuổi trở lên có quyền

bầu cử và đủ hai mƣơi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

Dự thảo sửa đổi tách hai điều trên thành ba điều khoản độc lập tại Điều 28, Điều 29 và Điều 30 của dự thảo sửa đổi. Cụ thể là:

- Điều 28 (sửa đổi, bổ sung Điều 54) quy định công dân đủ mƣời tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mƣơi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Quyền bầu cử là một quyền chính trị quan trọng gắn liền với nhà nƣớc dân chủ. Tuy nhiên, quyền bầu cử chỉ có ý nghĩa thực sự khi ngƣời bầu đƣợc tự do lựa chọn ra ngƣời đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình. Gắn liền với đó là quyền bãi miễn đại biểu do mình bầu ra khi đại biểu đó không còn đủ năng lực, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đƣợc trao. Vì vậy, Điều 28 cần đƣợc sửa lại thành:

1. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

2. Công dân có quyền bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân do mình bầu ra”.

Ngoài ra, để đảm bảo quá trình bầu cử diễn ra dân chủ, khách quan, công bằng phản ánh đúng nguyện vọng của ngƣời dân thì cần phải thành lập một cơ quan bầu cử độc lập giám sát quá trình bầu cử. Cơ quan bầu cử độc lập có nghĩa vụ đảm bảo việc bầu cử đƣợc tiến hành bình đẳng, không thiên vị và tuân thủ đúng các quy định của Hiến pháp, pháp luật. Điều 121 dự thảo sửa đổi đã quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia nhƣng Điều 121 quy định còn sơ sài, chƣa phản ánh đƣợc tính chất độc lập về tổ chức và hoạt động của Hội đồng bầu cử. Đặc biệt, Điều 121 mới quy định về Hội đồng bầu cử cấp quốc gia, chƣa đề cập đến cơ quan bầu cử độc lập ở địa phƣơng có chức năng giám sát quá trình bầu cử ở địa phƣơng. Vì vậy, để đảm bảo tốt quyền bầu cử, ứng cử của ngƣời dân thì Hiến pháp cũng cần quy định chặt chẽ vị trí pháp lý, cơ cấu tổ chức, hoạt động cũng nhƣ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bầu cử độc lập.

- Điều 29 (sửa đổi, bổ sung Điều 54)

«1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề chung của địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi, kiến nghị của công dân».

Cụm từ “nhà nƣớc tạo điều kiện” phản ánh tƣ duy “ban phát” của nhà nƣớc đối với ngƣời dân, trái với bản chất của Hiến pháp. Vì vậy, Khoản 2 cần đƣợc sửa thành “Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người dân; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi, kiến nghị của người dân”.

- Điều 30 (sửa đổi, bổ sung Điều 53)

Công dân có quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.

Cũng theo quy định tại Điều 75 và Điều 79 dự thảo sửa đổi thì Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định trƣng cầu ý dân và Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội tổ chức trƣng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1992 và dự thảo sửa đổi không quy định các trƣờng hợp nào bắt buộc phải tổ chức trƣng cầu ý dân.

Với tính chất là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, Quốc hội không thể xem xét quyết định mọi cuộc trƣng cầu ý dân mà chỉ có thể xem xét quyết định cuộc trƣng cầu ý dân lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia. Chính vì vậy, qua quy định về thẩm quyền quyết định trƣng cầu ý dân của Quốc hội, có thể hiểu là chỉ có cuộc trƣng cầu ý dân quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc và có thể chỉ thêm cuộc trƣng cầu ý dân có quy mô trên một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng đƣợc tổ chức. Tuy nhiên, trong thực tiễn đời sống xã hội, nhu cầu tổ chức trƣng cầu ý dân ở địa phƣơng và nhất là ở đơn vị hành chính cấp cơ sở bao giờ cũng nhiều hơn nhu cầu trƣng cầu ý dân trên bình diện toàn quốc. Vì vậy, với quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền quyết định trƣng cầu ý dân sẽ gây khó khăn cho việc tiến hành cuộc trƣng cầu ý dân ở địa phƣơng, nhất là cuộc trƣng cầu ý dân ở đơn vị hành chính cấp cơ sở.

Bên cạnh đó, cách thức trƣng cầu ý dân cũng cần đƣợc quy định chặt chẽ để đảm bảo việc trƣng cầu không mang tính hình thức.

Một phần của tài liệu Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)