Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân

Một phần của tài liệu Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam (Trang 104)

Điều 39 dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 64 Hiến pháp quy định:

1. Nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến, bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.”

Quyền kết hôn, lập gia đình là một quyền tự nhiên gắn liền với loài ngƣời từ thời nguyên thủy. Theo quan điểm truyền thống, việc kết hôn đƣợc hiểu là sự gắn kết

giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ nhằm cùng nhau xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của xã hội, vấn đề quyền kết hôn, lập gia đình của những ngƣời đồng tính, song tính đang đƣợc đặt ra và làm thay đổi nhận thức về mô hình gia đình truyền thống.

Ngƣời đồng tính, song tính chỉ khác với ngƣời dị tính ở xu hƣớng tính dục của họ. Với tƣ cách là một “thành viên của gia đình nhân loại”, họ có tất cả đầy đủ các quyền và tự do cơ bản của con ngƣời. Pháp luật không đƣợc phép tạo ra bất kỳ sự phân biệt đối xử nào chỉ bởi xu hƣớng tính dục của những ngƣời đồng tính, song tính. Ủng hộ quyền của nhóm ngƣời này, Liên hiệp quốc đã có những hành động mạnh mẽ trong đó đã đƣa ra Bản Tuyên bố chung về chấm dứt bạo lực và các vi phạm nhân quyền dựa trên xu hƣớng tính dục và bản dạng giới (Joint Statement on ending acts of violence and related human rights violations based on sexual orientation and gender identity)

do 85 quốc gia và vùng lãnh thổ ký kếtvào tháng 3/2011. Bản Tuyên bố đã kêu gọi các Nhà nƣớc hành động chống lại bạo lực và việc tội phạm hóa, phân biệt đối xử với các cá nhân dựa trên xu hƣớng tính dục và bản dạng giới của họ. Tại phiên họp thứ 19 của Hội đồng Nhân quyền (tháng 3/2012), Tổng thƣ ký Liên hiệp quốc Ban Ki- moon đã có bài phát kêu gọi bảo vệ quyền của ngƣời đồng tính, song tính, chuyển giới trong đó nhấn mạnh:

“Hiến chương Liên hiệp quốc, và Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền đã chỉ rõ phải bảo vệ quyền của mọi người, ở mọi nơi. Chúng ta đang chứng kiến nhiều sự xâm phạm và sự kỳ thị hướng vào người khác, chỉ bởi vì họ là người đồng tính, song tính hay chuyển giới…

Hôm nay, tôi đứng cùng với các bạn và kêu gọi tất cả quốc gia và nhân dân trên toàn thế giới cùng đứng về phía các bạn. Một nấc thang lịch sử đang tới. Chúng ta phải ngăn chặn sự xâm phạm, phi hình sự hóa đồng tính, cấm kỳ thị và giáo dục công chúng…”[30].

Theo quy định tại Điều 17 và Khoản 3 Điều 27 dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thì mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật và “nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử về giới”. Cấm kết hôn giữa những ngƣời cùng giới tính không chỉ là hành vi vi phạm quyền con ngƣời mà còn vi phạm quyền không bị phân biệt đối xử. Vì vậy, Khoản 1 Điều 39 dự thảo nên sửa thành “Người đến tuổi trưởng thành đều có quyền kết hôn và ly hôn....” để đảm bảo tính thống nhất trong các quy định của Hiến pháp.

Một phần của tài liệu Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)