Hiến pháp năm 1992 đƣợc Quốc hội khóa VIII (kỳ họp thứ 11) thông qua ngày 15/4/1992, trong bối cảnh đất nƣớc ta bƣớc vào thực hiện công cuộc đổi mới theo định hƣớng của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 và thể chế hóa Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp năm 1992 là Hiến pháp của thời kỳ đầu đổi mới, là đạo luật cơ bản của Nhà nƣớc, văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nƣớc ta, chế độ ta trong thời kỳ mới. Sau 20 năm thi hành Hiến pháp năm 1992, đất nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Hiến pháp năm 1992 đã góp phần quan trọng tạo chuyển biến tích cực trong việc chuyển nền kinh tế nƣớc ta từ kế hoạch hóa tập trung sang xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện cải tổ tổ chức bộ máy nhà nƣớc, tiếp tục khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên. Góp phần phát huy hiệu quả vai trò làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Hiến pháp năm 1992 ra đời là tiền đề để nhà nƣớc ta kiện toàn hệ thống pháp luật theo hƣớng phát huy dân chủ, tạo điều kiện để nền kinh tế thị trƣờng phát triển. Hệ thống pháp luật đã bao quát khá đầy đủ các lĩnh vực đời sống xã hội, có tính khả thi cao, phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Sự đổi mới của Hiến pháp năm 1992 đã góp phần quan trọng đƣa nƣớc ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt; Các quyền và lợi ích của ngƣời dân đƣợc đảm bảo tốt hơn; vị trí và uy tín của Việt Nam ngày càng đƣợc nâng cao.
Đánh giá chung về chế định Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992 chúng ta có thể thấy: