Nhu cầu sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Một phần của tài liệu Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam (Trang 91)

Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức quốc tế và tham gia nhiều Công ƣớc quốc tế quan trọng. Việt Nam đã là thành viên của Liên hiệp quốc, gia nhập nhiều Công ƣớc

quốc tế về quyền con ngƣời nhƣ: Công ƣớc về các quyền dân sự, chính trị, Công ƣớc về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội…. Cùng với việc gia nhập các Công ƣớc này, đòi hỏi Việt Nam phải có nghĩa vụ tuân thủ và thực thi các Công ƣớc. Một trong các biện pháp đó là cần thiết phải tiến hành nội luật hóa các quy định của Công ƣớc vào hệ thống pháp luật quốc gia. Trong khi đó, Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc đã đƣợc coi là “chuẩn mực chung về quyền con ngƣời”, là “giá trị chung của nhân loại” đƣợc tất cả các nƣớc thành viên Liên hiệp quốc công nhận thì việc đƣa các quyền con ngƣời trong tuyên ngôn vào Hiến pháp quốc gia là cần thiết và phù hợp. Bởi mục tiêu cuối cùng của Hiến pháp, nhƣ phân tích ở Chƣơng I, cũng là nhằm bảo vệ các quyền con ngƣời. Nhận thức rõ những hạn chế của Hiến pháp và tiến hành sửa đổi Hiến pháp nhằm phát huy hơn nữa quyền con ngƣời, quyền làm chủ của công dân là yêu cầu và đòi hỏi tất yếu của tất cả các nhà nƣớc trong đó có Việt Nam.

Trong tình hình mới đó, Hiến pháp năm 1992 cần đƣợc sửa đổi, bổ sung để xây dựng và hoàn thiện các thể chế và cơ chế vận hành cụ thể bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân; nguyên tắc quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Nhà nƣớc ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội; giải quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân, với thị trƣờng.

Chính vì vậy, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa XI) họp từ ngày 7 đến 15-5-2012 đã thông qua Kết luận về “Tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và một số nội dung cơ bản cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992”. Theo đó, việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có một ý nghĩa nghĩa quan trọng đó là nhằm “tiếp tục phát huy nhân tố con ngƣời, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con ngƣời, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân”.

Thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ƣơng 5, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII diễn ra từ ngày 21 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8 năm 2011 đã thông qua Nghị quyết về việc triển khai chủ trƣơng nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Nhƣ vậy, công tác chuẩn bị cho việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã chính thức đƣợc Quốc hội triển khai thực hiện.

Tại kỳ họp thứ tƣ, Quốc hội Khóa XIII, Ủy ban sửa đổi Hiến pháp đã trình Quốc hội Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Trong Tờ trình số 194/UBDTSDHP ngày 19 tháng 10 năm 2012 về sự cần thiết phải sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là nhằm “bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế”[28].

Nhƣ vậy, sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là nhu cầu tất yếu. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm khắc phục những điểm hạn chế, bất cập trong việc ghi nhận các quyền con ngƣời, quyền công dân. Thông qua việc sửa đổi này, các quyền con ngƣời sẽ đƣợc bảo vệ hiệu quả hơn trong Hiến pháp.

Một phần của tài liệu Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)