Hiến pháp năm 1992 ra đời trong giai đoạn đầu đất nƣớc Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, sau gần 20 năm hiệu lực, Hiến pháp đã bộc lộ một số hạn chế nhƣ một số quy định quá cụ thể, chƣa mang tính khái quát ở tầm Hiến định; mối quan hệ và trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tƣ pháp chƣa đƣợc xác định rõ; còn có sự trùng lặp về thẩm quyền gây khó khăn cho các cơ quan trong việc thực hiện quyền của mình. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện Hiến pháp nhiều khi chƣa đồng bộ, một số văn bản có dấu hiệu “vi hiến” nhƣng chƣa có cơ chế để xử lý. Vị trí, vai trò của Hiến pháp chƣa đƣợc nhận thức đầy đủ. Cụ thể:
Thứ nhất: Vấn đề đồng nhất quyền con người với quyền công dân.
Quyền con ngƣời là chuẩn mực chung áp dụng cho tất cả mọi ngƣời sống trên trái đất. Quyền con ngƣời mang tính phổ biến và không thể bị tƣớc đoạt trong mọi hoàn cảnh. Trong khi đó, quyền công dân phản ảnh mối quan hệ giữa một cá nhân với một nhà nƣớc nhất định, nó gắn liền với quốc tịch của một ngƣời cụ thể. Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, đã ký kết, gia nhập nhiều văn kiện quốc tế nhằm bảo vệ quyền con ngƣời. Do vậy, Việt Nam có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ quyền của mọi ngƣời sống trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam. Vì vậy, nếu đồng nhất quyền con ngƣời với quyền công dân thì có nghĩa nhà nƣớc Việt Nam chỉ bảo vệ quyền của những
ngƣời mang quốc tịch Việt Nam, không có nghĩa vụ bảo vệ quyền của những ngƣời khác. Nhƣ vậy, quy định này đã đi ngƣợc lại những cam kết quốc tế, nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam.
Cũng chính vì chƣa phân biệt rõ quyền con ngƣời với quyền công dân nên Hiến pháp năm 1992 chƣa xác định rõ trách nhiệm của nhà nƣớc trong việc bảo vệ quyền con ngƣời, chƣa thể hiện đƣợc cụ thể mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và công dân trong Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Cách thức đồng nhất quyền công dân với nghĩa vụ của công dân không phù hợp bởi quyền và nghĩa vụ là hai phạm trù không đồng nhất. Khi công nhận quyền của một cá nhân đồng nghĩa với việc công nhận cá nhân đó có thể hành động hoặc không hành động mà không chịu bất kỳ hậu quả pháp lý nào. Trái lại, nghĩa vụ của cá nhân là sự bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu của pháp luật một việc nhất định (hành động hoặc không hành động). Quyền và nghĩa vụ nên đƣợc hiểu theo hƣớng cùng với việc hƣởng một quyền nhất định, mọi ngƣời còn phải thực hiện các nghĩa vụ nhất định đối với Nhà nƣớc và xã hội. Nên tách bạch giữa quyền với nghĩa vụ để tránh sự hiểu lầm trong việc thực thi quy định.
Thứ hai: Tên chương và vị trí của chương chưa phù hợp
Hầu hết Hiến pháp trên thế giới đặt chế định về quyền con ngƣời, quyền công dân ở chƣơng II – sau chƣơng quy định về chính thể để khẳng định vai trò, tầm quan trọng của vấn đề quyền con ngƣời, quyền công dân. Hiến pháp năm 1992 đặt tại chƣơng V là chƣa phù hợp.
Tên của chƣơng chỉ quy định về “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” là chƣa bao quát đƣợc hết toàn bộ các chủ thể liên quan. Công dân chỉ gồm những ngƣời mang quốc tịch Việt Nam, trong khi đó, các quy định của chƣơng không chỉ áp dụng với công dân mà còn với ngƣời nƣớc ngoài và ngƣời không quốc tịch.
Hiến pháp là bản khế ƣớc xã hội. Quyền lực thuộc về nhân dân và xuất phát từ nhân dân. Nhân dân trao cho nhà nƣớc một số quyền của mình để thực hiện các công việc chung của đất nƣớc. Tuy nhiên, theo ngôn ngữ thể hiện trong Hiến pháp năm 1992 thì Nhà nƣớc lại là chủ thể có quyền “quyết định”, “tạo điều kiện”, “trao cho”...Cách thức diễn đạt này thể hiện tƣ duy Nhà nƣớc “ban phát” cho công dân các quyền nhất định. Cách thể hiện nhƣ vậy đã làm sai lệch bản chất của Hiến pháp là văn bản do nhân dân lập ra để giới hạn quyền lực của nhà nƣớc. Nhân dân mới là chủ thể “trao quyền” cho nhà nƣớc.
Thứ tư: Quy định về hiệu lực áp dụng trực tiếp cũng như cơ chế bảo vệ Hiến pháp
Hiến pháp năm 1992 không quy định nguyên tắc về hiệu lực áp dụng trực tiếp của Hiến pháp; không quy định về trách nhiệm của Nhà nƣớc phải ban hành những đạo luật cụ thể hóa quy định của Hiến pháp nhằm tạo điều kiện để Nhà nƣớc thực hiện nghĩa vụ của mình. Vì vậy, nhiều quyền mặc dù đƣợc Hiến pháp ghi nhận nhƣ quyền hội họp, lập hội, biểu tình... không đƣợc thực hiện trên thực tế do “chưa có văn bản pháp luật quy định chi tiết”. Hiến pháp cũng không đƣợc sử dụng làm căn cứ viện dẫn trƣớc Tòa án để bảo vệ các quyền Hiến định của ngƣời dân.
Bên cạnh đó, do không có cơ chế tài phán Hiến pháp (bảo hiến) nên các hành vi vi phạm Hiến pháp không hề bị xử lý. Chính vì vậy, Hiến pháp chỉ mang tính chất “tuyên ngôn”, tuyên bố chính trị hơn là một văn bản có hiệu lực bắt buộc. Do vậy, Hiến pháp không phát huy đƣợc vị thế, tầm quan trọng đúng nghĩa của nó.
Thứ năm: Trật tự sắp xếp các quyền
Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 1992 chƣa thể hiện đầy đủ các quyền dân sự, chính trị của con ngƣời theo tiêu chuẩn chung của Liên hiệp quốc nhƣ quyền sống; quyền đƣợc bảo vệ không bị bắt làm nô lệ, nô dịch; quyền tự do tƣ tƣởng; quyền tự do biểu đạt...