Hoàn cảnh ra đời của Tuyên ngôn quốc tế về quyềncon người năm 1948 và Công ước về

Một phần của tài liệu Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam (Trang 28)

1948 và Công ước về các quyền dân sự, chính trị năm 1966

Chiến tranh thế giới lần thứ II đã gây ra những hậu quả tàn khốc đối với cả nhân loại. Đặc biệt, trong suốt quá trình xảy ra chiến tranh, phe phát xít đã gây ra những tội ác vô cùng tàn bạo đối với loài ngƣời. Chính sự tàn bạo của chủ nghĩa phát xít và tội ác chiến tranh đã đặt ra nhu cầu cấp thiết đối với tất cả các quốc gia trên thế giới đó là phải bảo vệ các quyền của con ngƣời. Sau khi chiến tranh kết thúc, với mục tiêu chung của cả nhân loại là nhằm “phòng ngừa cho những thế hệ tƣơng lai khỏi thảm họa chiến tranh....gây ra cho nhân loại đau thƣơng không kể xiết và; Khẳng định lại sự tin tƣởng vào nhƣng quyền cơ bản của con ngƣời, vào nhân phẩm và giá trị của con ngƣời, vào quyền bình đẳng giữa nam và nữ và các quốc gia lớn bé... ”[2] Liên hiệp quốc đƣợc thành lập.

Cùng với sự ra đời của Liên hiệp quốc, Tuyên ngôn quốc tế về quyền con ngƣời đã đƣợc soạn thảo và đƣợc Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua vào ngày 10 tháng 12 năm 1948. Bản tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một tổ chức quốc tế đã thống nhất đƣa ra một tuyên bố chung có triển vọng pháp lý ràng buộc đối với các quốc gia thành viên về quyền con ngƣời. Hơn thế, Tuyên ngôn còn là „thƣớc đo chung cho tất cả các quốc gia và các dân tộc, và cho cả mọi cá nhân và tổ chức xã hội”. Việc công nhận và thực thi tuyên ngôn góp phần „thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con ngƣời”.

Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhƣng do đây chỉ là một bản “tuyên ngôn”, mang tính chất khuyến nghị nên không có hiệu lực pháp lý ràng buộc với các quốc gia. Sự thực thi phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức của các nƣớc thành viên Liên hiệp quốc. Chính vì vậy, cần thiết phải chuyển tải các nội dung của Tuyên ngôn sang hình thức Công ƣớc quốc tế có giá trị bắt buộc các quốc gia ký kết,

phê chuẩn phải tuân theo trở thành vấn đề cấp thiết đƣợc nhiều nƣớc ủng hộ. Tại mục E, Nghị Quyết số 421 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 4 tháng 12 năm 1950 đã tái khẳng định sự cần thiết phải bổ sung các quyền dân sự, chính trị với các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, vấn đề gây tranh cãi giữa các nƣớc đó là có nên sắp xếp tất cả các quyền này trong một văn kiện hay nên tách riêng các nhóm quyền cho phù hợp với tính chất, đặc thù của từng nhóm? Sau nhiều tranh cãi, ngày 4 tháng 2 năm 1952, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết số 543 (VI) giao cho Ủy ban Nhân quyền của Liên hiệp quốc song song soạn thảo hai Công ƣớc riêng biệt phù hợp với đặc thù của hai nhóm quyền căn bản là Công ƣớc về các quyền dân sự, chính trị và Công ƣớc về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội.[42] Đến năm 1966, cả hai Công ƣớc này đã đƣợc Đại hội đồng Liên hiệp quốc nhất trí thông qua. Điều này cho thấy, các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của con ngƣời là những quyền mang tính chất phổ quát, đƣợc công nhận rộng rãi và cần đƣợc đảm bảo thực hiện trên thực tế.

Một phần của tài liệu Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)