Trong Dự thảo sửa đổi, các nội dung của Hiến pháp năm 1992 đã đƣợc xem xét sửa đổi một cách toàn diện từ hình thức đến nội dung nhƣ: Lời nói đầu của Hiến pháp, các chƣơng, điều, khoản đến cách thức bố cục, sắp xếp, tên gọi của chƣơng đến nội dung của từng điều. Trong đó, các quy định liên quan đến quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ của công dân đặc biệt đƣợc quan tâm. Trọng tâm của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là bảo đảm chủ quyền nhân dân, gắn với các vấn đề cụ thể đó là các vấn đề liên quan đến phạm vi quyền lực của nhà nƣớc trong mối quan hệ với quyền lực của
nhân dân; vấn đề bảo đảm thực hiện đầy đủ và nhất quán các hình thức làm chủ của nhân dân đối với nhà nƣớc; bảo đảm trách nhiệm của Nhà nƣớc đối với xã hội và công dân; bảo đảm sự kiểm tra giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nƣớc. Theo đó, Hiến pháp phải bảo đảm phản ánh vai trò và lợi ích của các lực lƣợng, tổ chức xã hội, bảo đảm sự tập hợp các lực lƣợng xã hội, sự đồng thuận xã hội dƣới sự lãnh đạo của Đảng.
So với Hiến pháp 1992 hiện hành, dự thảo sửa đổi có một số điểm tiến bộ sau đây:
Thứ nhất: Phân biệt rõ hơn quyền con người và quyền công dân
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã có sự phân biệt rõ quyền con ngƣời và quyền công dân, thể hiện không chỉ trong tên chƣơng mà còn thấy trong nhiều quy định cụ thể. Ví dụ, Điều 16 “mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác”
hay quy định tại Điều 17 “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật...”. Thứ hai: Tên chương và vị trí của tên chương
Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tên chƣơng đã đƣợc đổi thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thể hiện đƣợc sự phân biệt rõ ràng giữa quyền con ngƣời và quyền, nghĩa vụ của công dân. Đặc biệt, việc dự thảo đƣa chƣơng về quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ chƣơng V lên chƣơng II là hợp lý, thể hiện đƣợc kết cấu logic của một bản Hiến pháp dân chủ và tiến bộ. Sự thay đổi này đã thể hiện tƣ tƣởng, quan điểm coi trọng quyền con ngƣời trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Tất cả mọi hoạt động của Nhà nƣớc đều phải lấy quyền con ngƣời làm cơ sở, làm mục tiêu phấn đấu trong hoạt động của mình.
Thứ ba: Trật tự sắp xếp các quyền
Trong dự thảo sửa đổi, các điều khoản đƣợc sắp xếp theo thứ tự từ các nguyên tắc, tuyên bố chung, đến các quyền dân sự, chính trị (thế hệ quyền con ngƣời thứ nhất), rồi đến các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (thế hệ quyền con ngƣời thứ hai) và các quyền tập thể (quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành thuộc thế hệ quyền con
ngƣời thứ ba), sau đó là các quy định liên quan đến nghĩa vụ và các quy định về ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam cũng nhƣ ngƣời nƣớc ngoài bị bức hại vì lý do đấu tranh vì tự do, độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội... Đây là một cách sắp xếp hợp lý và khoa học.
Thứ tư: Bổ sung một số quy định mới
Dự thảo đã có bổ sung quy định về quyền sống và nghiêm cấm cƣỡng bức lao động. Đồng thời, Dự thảo cũng đã bổ sung thêm một số quyền quan trọng khác nhƣ quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp của công dân và quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành của mọi ngƣời. Đây cũng đƣợc xem là những bổ sung quan trọng trong chƣơng II lần này.
Thứ năm:Cách thức diễn đạt
Một số quy định đƣợc bắt đầu bằng cụm từ “Nhà nƣớc đảm bảo...”, “Nhà nƣớc bảo hộ...”, “Nhà nƣớc tạo điều kiện...” đƣợc xem là “ngôn ngữ ban ơn”3 đƣợc sử dụng trong nhiều điều của Hiến pháp 1992. Việc sử dụng ngôn ngữ nhƣ thế này tạo cảm giác Nhà nƣớc ban ơn cho công dân chứ không phải công dân mặc nhiên đƣợc hƣởng các quyền này. “Cách quy định này tiềm ẩn nguy cơ về sự tùy tiện của các cơ quan nhà nƣớc, cắt xén, giảm bớt hay xóa bỏ các quyền này bất cứ khi nào nhà nƣớc muốn”4. Chính vì vậy, trong Bản Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp lần này, ngôn ngữ thể hiện của chƣơng II tuy chƣa thật sự linh hoạt nhƣng đã giảm đƣợc tối đa ngôn ngữ “kiểu ban ơn” và thƣờng bắt đầu bằng các cụm từ “Công dân có quyền...”, “Mọi ngƣời có quyền...”.
Cách hành văn tại Chƣơng II của Dự thảo Hiến pháp đã ngắn gọn và cô đọng, hạn chế đƣợc các quy định mang tính hô hào, khẩu hiểu.
Thứ sáu:Bổ sung cơ chế bảo vệ Hiến pháp
Điều 120 dự thảo sửa đổi quy định:
“1. Hội đồng Hiến pháp là cơ quan do Quốc hội thành lập, gồm Chủ tịch, các phó chủ tịch và các Ủy viên.
2. Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành; kiến nghị Quốc hội xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của mình khi phát hiện có vi phạm Hiến pháp; yêu cầu Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật của mình hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ văn bảo vi phạm Hiến pháp; kiểm tra tính hợp hiến của điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trước khi trình Quốc hội, Chủ tịch nước phê chuẩn”.
So với Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trƣớc đây, Hội đồng Hiến pháp là một thiết chế mới có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng bảo đảm giá trị hiệu lực của Hiến pháp, phòng ngừa, ngăn chặn cách hành vi vi Hiến từ hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nƣớc. Đây là một quy định tiến bộ nhằm bảo vệ quyềncong ngƣời, quyền công dân một cách có hiệu quả.