Điểm mạnh:

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Trang 75)

7. Bố cục của luận văn:

2.4.1.Điểm mạnh:

+ Về doanh thu và lợi nhuận:

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng Công ty liên tục tăng trong 4 năm: Năm 2011 tăng 22,79% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 18,66% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 34,4% so với năm 2012.

Trong cả 4 năm lợi nhuận sau thuế của Tổng Công ty đều dƣơng và liên tục tăng năm sau cao hơn năm trƣớc, cụ thể: Lợi nhuận sau thuế năm 2010, 2011, 2012 và 2013 lần lƣợt là 15.917,4 triệu đồng, 18.236,5 triệu đồng, 19.279,6 triệu đồng và 22.651,4 triệu đồng. Để đạt đƣợc mức lợi nhuận này, lãnh đạo cùng với toàn thể cán bộ của Tổng Công ty đã cùng quyết tâm cố gắng tìm các biện pháp để đẩy mạnh doanh thu, tiết kiệm chi phí, quản lý tốt công nợ cũng nhƣ các biện pháp về công nghệ thông tin trong quản lý.

+ Về cơ cấu tài sản:

Giá trị tài sản đƣợc Tổng Công ty duy trì qua các năm tƣơng đối lớn. Năm 2010, tổng tài sản đạt mức 173,88 tỷ đồng với 27,99% tài sản cố định và 72,01% tài sản lƣu động. Sang năm 2011, tổng tài sản tiếp tục tăng lên 208,16 tỷ đồng với

67

20,76% tài sản cố định và 79,24% tài sản lƣu động. Đến năm 2012, tỷ lệ này là 28,56% tài sản cố định và 71,44% tài sản lƣu động với mức tổng tài sản là 195,53 tỷ đồng tài sản. Bƣớc sang năm 2013, tỷ lệ này là 27,08% tài sản cố định và 72,92% tài sản lƣu động với tổng tài sản tăng lên đạt 276,13 tỷ.

+ Về khả năng thanh toán:

Hệ số thanh toán bằng tiền của Tổng Công ty là cao và có xu hƣớng tăng qua các năm: dao động từ 0,22 lần – 0,59 lần. Điều này do Tổng Công ty có lƣợng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền khá cao, giúp cho Tổng Công ty có thể thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn.

Khả năng thanh toán lãi vay của Tổng Công ty là rất tốt luôn cao hơn 9 lần so với mức trung bình của doanh nghiệp.

Nợ phải trả đƣợc duy trì quanh mức 50% so với tổng nguồn vốn đã chứng minh đƣợc khả năng quản lý nợ của Tổng Công ty và không bị đứng trƣớc nguy cơ bị phá sản do vẫn có nguồn vốn chủ sở hữu cân đối.

+ Về hiệu suất sử dụng tài sản:

Vòng quay TSCĐ và TSLĐ đều lớn hơn 1 và tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ và TSLĐ ngày càng tăng lên.

Vòng quay hàng tồn kho tăng dẫn qua các năm và có giá trị khá lớn. Đây là minh chứng cho khả năng quản lý hàng tồn kho rất tốt của Tổng Công ty. Ngoài ra, do đặc tính của loại hình kinh doanh của Tổng Công ty là cung cấp dịch vụ nên giá trị hàng tồn kho là thấp cũng là một yếu tố làm cho khả năng luân chuyển hàng tồn kho tốt.

Đặc tính hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ công tác vận chuyển hàng hóa, thƣ từ nên mức tồn kho tại Tổng Công ty luôn rất nhỏ.

+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là khá tốt và tăng qua các năm: Tổng Công ty đã duy trì đƣợc tốc độ tăng lợi nhuận qua các năm rất tốt, ngoài ra hàng năm vẫn đảm bảo vốn chủ sở hữu đƣợc tăng lên đã chứng minh đƣợc khả năng điều hành tốt của ban quản lý Tổng Công ty. Đặc biệt năm 2013, một bƣớc ngoặt lớn của Tổng Công ty đó là lần đầu tiên Tổng Công ty bƣớc vào câu lạc bộ 1.000 tỷ

68

đồng và lợi nhuận của Tổng Công ty đạt tỷ lệ tăng 17,49% đƣa mức lợi nhuận lần đầu tiên vƣợt qua con số 20 tỷ đồng.

+ Chỉ số đánh giá phá sản (Z) ở mức khá cao chứng tỏ sự phát triển bền vững và ổn định của doanh nghiệp:

Trong giai đoạn 2012-2013, với số lƣợng các doanh nghiệp phá sản và giải thể tăng cao thì Tổng Công ty không những khắc phục đƣợc khó khăn mà còn đạt đƣợc những bƣớc tiến vững chắc, khẳng định đƣợc vị thế của doanh nghiệp với chỉ số an toàn trên ngƣỡng phá sản gấp gần 4 lần.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Trang 75)