- Hình thành mạng lưới đường giao thông phù hợp với đặc điểm của các dự án trong vành đai xanh của Thành phố Hà Nội.
8 Khu Chung cư 26 1,64 9Khu Tiện ích1106,
4.2.2. Giao thông
4.2.2.1. Nguyên tắc tổ chức
Mạng lưới giao thông được tổ chức hợp lý, đảm bảo liên hệ thuận tiện cả đối nội và đối ngoại, đảm bảo mỹ quan và các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật khác.
Các tuyến đường chính có tác dụng như những trục không gian hướng đến từng khu chức năng, đường khu vực liên thông tới từng cụm đảm bảo bán kính cứu hoả tối đa 150m. Quy mô bến xe và bãi đỗ đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tại thời điểm dự kiến cao nhất.
Mạng lưới giao thông là cơ sở, đảm bảo thuận lợi cho việc bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên tuyến đường.
4.2.2.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật
- Độ dốc dọc đường: i = 0-8%. - Độ dốc ngang đường: i = 2%.
- Chiều rộng 1 làn xe: b = 3,5-3,75m. - Chiều rộng làn đi bộ tính toán: 0,75m.
- Bán kính cong bó vỉa: r = 8-12m.
- Mặt cắt đường chính khu vực: 25-42m. - Mặt cắt đường liên khu vực: 18-25m.
- Mặt cắt đường khu vực và phân khu vực: 11,5-13m.
- Chỉ giới đường đỏ các tuyến đường được xác định theo công thức :
B = b* N + 0,75*M + C
Trong đó:
+ b là chiều rộng 1 làn xe b=3.5 -:- 3.75m. + B là bề rộng chỉ giới đường đỏ (m)
+ N là số làn xe cơ giới (phụ thuộc lưu lượng xe, cấp hạng đường) + M là số làn đi bộ
+ C là dải cây xanh, hệ thống kỹ thuật.
4.2.2.3. Giải pháp thiết kế
Hệ thống giao thông được quy hoạch trên cơ sở điều chỉnh, bổ sung phương án của đồ án năm 2003 và tận dụng một vài hướng tuyến sẵn có, bám sát địa hình tự nhiên, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Kết cấu mặt đường giao thông chính và đường khu vực là bê tông nhựa hạt trung, đường giao thông nhánh là bê tông, đường dạo đi bộ và vỉa hè là gạch block.
Các đường giao thông tính đến cấp đường khu vực có tổng chiều dài 262,88 km trong đó đường Quốc lộ dài 28km, đưởng tỉnh Lộ 41,73 Km, đường huyện
trục chính, đường vành đai và các tuyến đường khu vực trong đô thị và đường khu công nghiệp. Các trục đường vừa là ranh giới phân khu vừa là trục gom các tuyến hạ tầng kỹ thuật.
Đoạn tuyến cao tốc Láng - Hòa Lạc đi qua huyện Thạch Thất có mặt cắt ngang điển hình rộng B=120m, bao gồm thành phần đường cao tốc rộng B=35,5m (6 làn xe); hai hành lang dự trữ hai bên đường cao tốc rộng 2x19,75m=39,5m; đường gom hai bên rộng 2x22,5m=45m (6 làn xe).
Bản đồ quy hoạch giao thông vận tải huyện Thạch Thất đến năm 2020 (Chi tiết xem phần phụ lục)
Cắm mốc, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng
Những nguyên tắc chính xác định tim đường và chỉ giới đường đỏ:
- Mạng lưới đường được xác định theo nguyên tắc từ đường có cấp hạng chính đến đường có cấp hạng nhánh, đường lớn đến đường nhỏ.
- Mạng lưới đường trong khu vực nghiên cứu phải được khớp nối với mạng lưới đường trong khu vực.
- Tôn trọng cơ bản chỉ giới đã cấp cho từng khu vực trong phạm vi nghiên cứu.
- Chỉ giới đường đỏ của các tuyến tuân thủ theo quy mô bề rộng lộ giới đã được xác định cụ thể theo mặt cắt ngang đường (xem bản vẽ quy hoạch giao thông), còn chỉ giới xây dựng phụ thuộc vào cấp hạng đường, tính chất, quy mô của công trình xây dựng dọc tuyến và được quy định cụ thể như sau:
+Đối với các đường có chiều rộng từ 13,0m trở xuống, chỉ giới xây dựng là 2,0m với tất cả các công trình.
+ Đối với đường có chiều rộng 18,5-22m, chỉ giới xây dựng là 3,0m. + Đối với các tuyến đường trục chính chỉ giới xây dựng là 5,0m.
Giải pháp cơ bản tiến hành xác định tim và đường đỏ mạng giao thông:
- Khi tiến hành cắm mốc ranh giới và mốc tim đường giao thông làm cơ sở cho các mạng lưới khác, nhất thiết phải sử dụng máy đo trắc địa để tránh sai số cộng dồn. Các mốc lô và thửa đất còn lại có thể tiến hành bằng phương pháp nội suy dựa trên quy định độ rộng của mặt cắt ngang đường giao thông.
- Tim đường và các điểm cơ sở xác định tim đường ghi trực tiếp trên bản vẽ.
- Trên cơ sở các tim đường, mặt cắt ngang, kết hợp các kích thước ghi trực tiếp trên bình đồ xác định chỉ giới đường đỏ của các trục đường.
- Đối với những tuyến đường phân khu vực có mặt cắt ngang B < 13 m trong đồ án này chưa xác định cụ thể. Mạng lưới đường cấp này cùng với hệ thống đường dạo nội bộ sẽ được cụ thể hoá trong các đồ án quy hoạch chi tiết bước sau.
Chuẩn bị kỹ thuật
Nguyên tắc thiết kế
+ Bám sát địa hình tự nhiên , tuân thủ cao độ thiết kế tại các nút giao của mạng lưới đường giao thông, tránh đào đắp lớn, không đào đắp tại những khu vực không thực sự cần thiết mà sử dụng giải pháp xây dựng cụng trỡnh bỏm theo sườn dốc địa hình. Sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả đất đai, tiết kiệm kinh phí cho công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
+Thiết kế san nền trong khu vực đảm bảo liên hệ thuận tiện giữa các khu chức năng, đảm bảo thoát nước mặt về hệ thống cống với độ dốc tối thiểu 0,4%, đảm bảo không xẩy ra úng ngập.
Giải pháp thiết kế
+ Quy hoạch san nền được áp dụng là nền cơ sở bắt buộc để thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc theo các tuyến đường giao thông trong khu vực.
+ Phương pháp thiết kế san nền là phương pháp đường đồng mức. Thông số tính toán bằng phương pháp chênh cao đào đắp trên từng phần tử diện tích 1m2 với phần mềm Spatial Analyst của ESRI.
Cao độ khống chế
- Các khu đất xây dựng mới chủ yếu nằm trên các khu đất xây dựng thuận lợi, không bị ngập lụt, tổ chức san gạt cục bộ từng công trình nhằm đảm bảo độ dốc thoát nước mặt và độ dốc đường giao thông.
- Các khu dân cư hiện trạng có mật độ xây dựng đã tương đối ổn định, khi xen cấy, bổ sung xây dựng thêm công trình hoặc cải tạo, nâng cấp công trình cũ cần khống chế cao độ nền. Nền xây dựng phải đảm bảo hài hoà với khu vực xung quanh, không ảnh hưởng tới hướng thoát nước chung.
Khối lượng san nền
Các thông số tổng hợp công tác đào đắp trong khu quy hoạch như sau:
- Khu đồi trung tâm hành chính mới và công viên được xác định hạ thấp độ cao trên diện tích khoảng 15 ha, từ 18-20m xuống tới cao độ khoảng 12-15m để mở rộng diện tích xây dựng, lấy đất để đắp cho các khu vực trũng xung quanh. Khối lượng đất đào khoảng: (20-12) x 150.000 = 1.200.000 m3.
- Khu vực đất công cộng bao gồm văn hoá, siêu thị, TDTT, hỗn hợp, trường nghề và bến xe phía Bắc sông Bùi cao độ nền hiện trạng 8,5-11,5m, để đảm bảo không bị úng ngập cần nâng cao độ lên 12,5m, diện tích khu vực đắp khoảng 63,8 ha. Khối lượng đất đắp là: (12,5-10) x 638.000 = 1.595.000 m3.
- Tổng khối lượng đắp nền trên các khu vực chính là: 2.795.000 m3. Chi tiết đào đắp ở những khu vực san gạt cục bộ sẽ được cụ thể hoá ở quy hoạch bước sau hoặc tính vào dự toán xây dựng công trình.