Khu vực nghiên cứu gồm có các quần hệ thực vật sau : - Thảm thực vật bụi thứ sinh
- Thảm thực vật rừng trồng kết hợp tái sinh - Thảm thực vật cây trồng lâu năm.
- Thảm thực vật cây trồng hàng năm.
Huyện Thạch Thất có các quá trình hình thành đất chủ yếu sau: - Quá trình feralit hóa;
- Quá trình mùn hóa và khoáng hóa; - Quá trình Glây;
- Quá trình bồi tụ;
Bảng 2.1: Đặc điểm thổ nhưỡng Huyện Thạch Thất
- Đất phù sa không được bồi (Pk) - Dystric Fluvisols (FL.d):
Đất phù sa không được bồi hàng năm (Pk) có diện tích 6004,70 ha, chiếm 32,53% tổng diện tích tự nhiên của cả huyện. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất trong khu vực nghiên cứu. Loại đất này hình thành trên trầm tích aluvi tuổi Halocen muộn hệ tầng Thái Bình. Loại đất này phân bố tại khu vực đồng bằng thấp, trũng. Phân bố chủ yếu tại khu vực phía đông khu vực nghiên cứu, nằm bên hữu ngạn sông Tích Giang, ở các xã Đại Đồng, Phú Kim, Hương Ngải, Canh Nậu,
Dị Nậu, Chàng Sơn, Thạch xá, Phùng Xá, Cần Kiệm, Kim Quan và 1 phần nhỏ tại các xã Tân Xã, Hạ Bằng, Đồng Trúc.
- Đất dốc tụ thung lũng (D) - Dystric Fluvisols (FL.d):
Đất dốc tụ thung lũng phân bố ở địa hình đồi núi tại các thung lũng, các vàn thoải. Đất được hình thành do sản phẩm bồi tụ các các sản phẩm từ bên trên mang xuống.Tầng đất thường lẫn sỏi đá, thành phần cơ giới đất từ thịt nhẹ đến trung bình, một số nơi địa hình trũng, thường xuyên bị ngập nước có dấu hiệu bị giây.
- Đất Ferralit biến đổi do trồng lúa nước (Fl) - Dystric Ferric Acrisols (ACfd):
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa phân bố rộng khắp khu vực nghiên cứu có diện tích 3.119,55ha, chiếm 16.90% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất được hình thành nền đá phiến sét, phù sa cổ do bị canh tác lúa nước lâu đời nên đất bị biến đổi sâu sắc về tính chất lý hóa học, lớp đất canh tác bị xáo trộn kèm theo sự di chuyển vật chất theo chiều sâu của phẫu diện. Đất cho phản ứng chua, tầng đất mỏng, đất thịt trung bình, dung tích hấp thụ và hàm lượng mùn trung bình, thường nghèo đạm và nghèo hàm lượng cation kali trao đổi và lân dễ tiêu.
Hình 2.3: Bản đồ địa chất Huyện Thạch Thất - Đất đỏ vàng phát triển trên phù sa cổ (Fp) - Ferric Acrisols (ACf):
Đất vàng đỏ phát triển trên phù sa cổ (Fp) có diện tích 5.004,77 ha, chiếm 27,11% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Loại đất này phân bố chủ yếu trên thềm sông tuổi Pleistosen muộn thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc, hệ tầng Hà Nội thuộc khu vực các xã Kim Quan, Cần Kiệm, Thạch Hòa, Hạ Bằng, Đồng Trúc. Đất vàng đỏ phát triển trên phù sa cổ do sông suối bồi đắp nên loại đất này chủ yếu có tầng dày cấp II, cấp III, một số ít khu vực có tầng dày cấp I. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, trong đất thường xuất hiện cuội sỏi xen kẽ, xuất hiện kết von ở tầng đất nông (25-30 cm), đất phân tầng rõ ràng.
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs) - Ferric Acrisols (Acfd):
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs) có diện tích 1.410,46 ha, chiếm 7,64% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét phân bố rộng rãi trên địa hình bề mặt tích tụ hỗn hợp sông - sườn tích - lũ tích, thuộc hệ tầng Tân Lạc, tập trung chủ yếu tại các xã Yên Tung, Yên Bình, Tiến Xuân, Bình Yên, Tân xã, Hạ Bằng, Thạch Hòa. Hiện nay người dân đang sử dụng làm nơi quần cư, canh tác lúa nước, trồng cỏ cho chăn nuôi và trồng cây hàng năm. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét có thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, đất cho tầng dầy cấp 1, cấp 2 hình thành chủ yếu trên sản phẩm của đá trầm tích phiến sét. - Đất đỏ vàng trên đá Riolit (Fa) - Ferric Acrisols (ACfd)
Đất đỏ vàng phát triển trên đá magma axít ryolit (Fa) có diện tích 1.809,77 ha, chiếm 9,8 % diện tích tự nhiên của huyện. Đất phát triển trên đá phun trào ryolit, hình thành trên dạng địa hình sườn bóc mòn tổng hợp, bề mặt tích tụ coluvi
- deluvi thuộc hệ tầng Việt Nam, phân bố chủ yếu ở các xã đồi núi Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân. Phần lớn diện tích sử dụng vào mục đích lâm nghiệp trồng rừng sản xuất, một phần canh tác cây ăn quả. Đất đỏ vàng phát triển trên đá ryolit phun trào, tập trung trên dạng địa hình sườn bóc mòn nên có độ dốc khá cao, cấp IV, cấp V, một số ít cấp III.
2.1.5. Thuỷ văn
Huyện Thạch Thất có sông Tích (còn gọi là sông Tích Giang) - phụ lưu cấp I của sông Đáy, thuộc hệ thống sông Hồng, bắt nguồn từ dãy núi Ba Vì với hồ Suối Hai, Đồng Mô ở đầu nguồn, chảy qua nhiều huyện và thị xã khu vực Hà Nội mở rộng. Nhiều đoạn sông Tích chảy qua vùng bán sơn địa, quang cảnh nên thơ, rất đẹp nhưng có nhiều đoạn sông này cạn kiệt, "thót lại" chỉ như con lạch nhỏ.
Sông Tích đoạn chảy qua hai thôn Hoàng Xá (xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất) vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong tưới tiêu cũng như sinh hoạt mỗi độ nắng nóng.
Theo tài liệu thuỷ văn Chiều dài dòng chính của sông Tích là 91 km (tổng chiều dài toàn lưu vực sông Tích là 110 km), diện tích lưu vực 1330 km2. Trên lưu vực sông Tích, có các hồ Đồng Mô - Ngải Sơn (rộng 1.260 ha), hồ Suối Hai (671 ha), hồ Xuân Khanh (104 ha) góp nước cho con sông này.dòng sông này có rất nhiều con trai trai,hến,là nguồn đánh bắt,thu nhập chính của cư dân quanh lưu vực
Qua thăm dò các giếng ở các gia đình sống trên địa bàn Huyện Thạch Thất cho thấy mạch nước ngầm rất phong phú. Độ sâu của giếng khơi từ 8,0m đến 20,0 m. Với mực nước trong nước mùa kiệt là 1,3 m đến 2,5m. Nước dưới đất nằm trong hai phức hệ:
- Chứa trong lỗ rỗng của đất: phân bố hẹp, bề dầy mỏng nên kém phong phú.
- Chứa trong khe nứt của đá: nằm dưới sâu mức độ thay đổi tuỳ vùng.