Huyện Thạch Thất, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Phúc Thọ; Phía Đông Nam và Nam giáp huyện Quốc Oai; Phía Tây Nam và Nam giáp Thành Phố Hà Nội ; Phía Tây giáp thị xã Sơn Tây.
Huyện Thạch Thất thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, có diện tích 202km2, với dân số khoảng 174.800 người vào năm 2009.
Theo quy hoạch, Thạch Thất sẽ phát triển trở thành cửa ngõ đô thị phía Tây TP, đặc biệt trong đó có Đô thị vệ tinh Hòa Lạc, có chức năng chính về khoa học - công nghệ và đào tạo… nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP và cả nước trong tiến trình CNH - HĐH Thủ đô… Tuy nhiên, để thực hiện riêng 2 dự án trên, Huyện Thạch Thất cần GPMB 1.432ha đất (Dự án XD Khu công nghệ cao Hòa Lạc) và 860, 66ha (cho dự án XD Đại học Quốc gia Hà Nội).
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Thạch Thất
Đô thị vệ tinh Hòa Lạc có chức năng chính về khoa học - công nghệ và đào tạo. Đầu tư các cơ sở trung tâm là Đại học Quốc gia Hà Nội và Khu công nghệ cao Hòa lạc; tiếp tục hoàn thiện Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam gắn với hồ Đồng Mô - Ngải Sơn và vùng du lịch Ba Vì - Viên Nam, phát triển hệ thống hạ tầng đô thị hiện đại và đồng bộ, như: Trung tâm y tế, các cơ sở GD đại học, các dự án đô thị mới như: Tiến Xuân - Phú Mãn, Đông Xuân, Là đô thị cửa ngõ phía Tây Hà Nội, được gắn kết với đô thị trung tâm bằng hệ thống giao thông tốc độ cao trên đại lộ Thăng Long và trục Hồ Tây - Ba Vì, Khu vực Hòa Lạc có khả năng dung nạp dân số khoảng 0,6 triệu người, đất xây dựng đô thị khoảng 18.000ha, đất dân dụng khoảng 4.800 - 5.000ha.
Huyện Thạch Thất bao gồm 22 xã và 1 thị trấn, diện tích đất tự nhiên khoảng 18.459ha. Dự kiến quy mô dân số toàn huyện đến năm 2030 khoảng 648.800-661.000 người.
Mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch nhằm cụ thể hóa định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 để xây dựng huyện Thạch Thất trở thành trung tâm đô thị vùng phía Tây Hà Nội về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, tiểu thủ công nghiệp kết hợp dịch vụ, du lịch và sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái. Từ đó khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai và lao động của huyện này.
Quy hoạch sẽ định hướng phát triển không gian đô thị và nông thôn; động lực phát triển đô thị, mô hình và hướng phát triển các hệ thống trung tâm, các khu vực dân cư nông thôn, tổ chức không gian kiến trúc cho các vùng cảnh quan; xác định phạm vi và quy mô các khu chức năng trên địa bàn huyện. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình kỹ thuật đầu mối; xác định các chỉ tiêu đất đai, quy mô dân số các khu vực phát triển đô thị, nông thôn và hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; khai thác, sử dụng đất có hiệu quả, phát huy tiềm năng lợi thế, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện...
Quy hoạch làm cơ sở để triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện... Đây cũng là cơ sở pháp lý để chính quyền huyện Thạch Thất quản lý xây dựng theo quy hoạch.
Thạch Thất nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng cũng là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía bắc với vùng đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành 3 dạng địa hình chính:
+ Dạng địa hình đồi núi thấp: bao gồm 3 xã phí tây, giáp với Thành Phố Hà Nội (mới chuyển về huyện Thạch Thất Hòa Bình), chiếm 29% diên tích toàn huyện, độ dốc địa hình tuy không lớn nhưng so với các vùng khác trong huyện là lớn hơn nhiều. Giữa những dãy đồi núi thấp là cánh đồng khá rộng, nơi sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Đồi núi thấp xen với các cánh đồng tạo cảnh quan đẹp là tiềm năng lớn để phát triển các khu du lịch, đô thị sinh thái..
Hình 2.2: Bản đồ mô hình số độ cao khu vực phía tây Huyện Thạch Thất , Tp Hà Nội
+ Dạng địa hình gò đồi thoải: bao gồm 9 xã phía tây huyện, bên bờ phải sông Tích, chiếm 45% diên tích toàn huyện. Độ cao trung bình so với mặt biển của vùng này từ 10 - 15 m. Trong vùng có nhiều đồi độc lập, thấp thoải, độ dốc trung bình 3-80% đã hình thành nhiều hồ thủy lợi nhỏ và vừa, lớn nhất là hồ Tân
Xã. Đất phát triển trên nền đá đã phong hóa nhiều nơi có lớp đá ong ở tầng sâu 20- 30 cm.
+ Dạng địa hình đồng bằng: gồm 11 xã, thị trấn phía đông của huyện, bên bờ phải sông Tích, chiếm 23 % diên tích toàn huyện. Địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình dao động trong khoảng từ 3-10m so với mặt biển. Nền địa chất khu vực này khá đồng nhất, tầng đất hầu hết dày trên 1m, một số có nơi xuất hiện đá ong ở tầng sâu. Đây là vùng thâm canh lúa tập trung của huyện, có hệ thống kênh mương tưới nước của từ hồ Đồng Mô. Khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ.
2.1.3. Khí hậu
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu thuộc đồng bằng Bắc Bộ nên có những nét chung của khí hậu khu vực này, đó là đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Tuy nhiên do những nét riêng về địa hình mà khí hậu cũng có những nét riêng biệt. Khu vực có sự phân chia hai mùa rõ rệt :
+ Mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10): nóng, ẩm, mưa nhiều.
+ Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3): có tính chất khô, lạnh, ít mưa.