Hiện trạng kinh tế xã hội và giao thông 1 Hiện trạng kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH GIAO THÔNG VẬN TẢI HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 34)

2.2.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội

Trong những năm đầu thập niên vừa qua, kinh tế của huyện Thạch Thất đạt được những thành tựu đáng mừng, nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng mạnh, không những đóng góp phần lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong huyện mà còn nâng cao ưu thế của huyện trong khu vực và cả thành phố. 

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ và giảm dần đối với ngành nông, lâm nghiệp. Đến tháng 9/2010, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản đạt 67%, thương mại - dịch vụ - du lịch đạt 17,5%, nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản đạt 15,5%. Mức tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,6% / năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 13 triệu đồng/người/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, 5 năm qua toàn huyện đã đầu tư 2.038 tỷ đồng để nâng cấp các công trình điện, đường, trường, trạm và trụ sở UBND xã. Công tác quản lý đất đai xây dựng giải phóng mặt bằng được tập trung chỉ đạo, ngoài ra còn có các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội, giáo dục, y tế, văn hoá tiếp tục được củng cố và phát triển, công tác quốc phòng, an ninh được giữ vững; bộ mặt nông thôn mới

ngày càng khang trang, hiện đại đã và đang đem lại nhiều hiệu quả kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân trong huyện được nâng lên rõ rệt.

Bảng 2.2. Các chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế huyện Thạch Thất

Với việc hình thành các khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu công nghiệp Bắc Phú Cát, khu Đại học quốc gia Hà Nội, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cùng các cụm điểm công nghiệp Bình Phú, Phùng Xá… nằm trên địa bàn, Huyện Thạch Thất là một trong những khu vực phát triển kinh tế mạnh của thành phố Hà Nội.

Tổng giá trị sản xuất năm 2009 của huyện ước đạt 2.057 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch, tăng 10,8% so với năm 2008. Tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 65,7%; ngành thương mại, du lịch và dịch vụ chiếm 17,5%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 16,8%.

Tốc độ tăng GDP bình quân thời kỳ 2000 - 2005 của huyện là 22%/năm (theo giá trị sản xuất) đạt 17.5% (theo giá trị tăng thêm của tỉnh cùng thời kỳ là 6.8%/năm). Tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân là 1.5%/năm, mật độ dân số ngày càng tăng. Năm 2001 bình quân 1.114 người/km2. Năm 2004 là 1.161người/km2, trong đó vùng đồng bằng trên 1.200 người/km2, vùng đồi núi 796 người/km2.

- Về làng nghề: với hệ thống làng nghề phong phú, đa dạng (35/54 làng nghề), trong đó có 8 làng được công nhận là làng nghề có bề dày truyền thống hàng trăm năm và nổi tiếng cả nước, Thạch Thất được đánh giá là huyện rất có tiềm năng để phát triển các ngành nghề công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp.

- Về nông nghiệp: Trong giai đoạn vừa qua, ngành nông nghiệp huyện Thạch Thất đã thu được một số kết quả nhất định góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà, hơn nữa nó còn góp phần giải quyết nhu cầu rất lớn về lương thực và thực phẩm của huyện.

Các chương trình lớn như phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá hiệu quả, họp lý và bền vững với các biện pháp áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và chăn nuôi, nên kết quả đạt được của ngành nông nghiệp tăng về cả chất lượng và sản lượng.

Nếu như trong năm 2005 giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp đạt 253 tỷ đồng thì năm 2010 giá trị sản xuất tăng lên ước đạt 356 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2007-2010 đạt 7.1% năm và chiếm 15,3% cơ cấu kinh tế, dù cho diện tích đất nông nghiệp giảm 34,1%. Giá trị sản xuất trên 1 ha đã tăng từ 26,4 triệu đồng năm 2005 lên 37 triệu đồng năm 2010. Góp phần vào sự tăng trưởng của

ngành nông nghiệp còn có sự đóng góp rất lớn của lĩnh vực chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trong ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất có xu hướng tăng dằn tỷ trọng cho ngành chăn nuôi, các dịch vụ liên quan đến nông nghiệp và giảm dần tỷ trọng của ngành trồng trọt. Nếu như trong năm 2004 tỷ trọng của ngành trồng trọt chiếm 52,4% thì năm 2010 giảm còn 47,1%. Trong khi đó, tỷ trọng của ngành chăn nuôi năm 2005 chỉ đạt 47,6% thì năm 2010 đã đạt 52,9%.

Tuy nhiên trong thời gian tới, Thạch Thất cần đẩy mạnh hơn nữa sản xuất nông nghiệp để Thạch Thất không những đảm bảo được nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao của địa phương mình mà còn góp phân trao đôi các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp cho các địa phương lân cận, nhất là phục vụ một phần rất lớn về lương thực và thực phẩm cho thành phố Hà Nội.

Trồng trọt:

Sản lượng nông nghiệp tăng nhanh và tăng tương đối toàn diện, nhiều địa phương của Thạch Thất đã chú trọng phương pháp thâm canh, tăng vụ, tăng cường các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất: Cơ cấu tăng mạnh theo hướng trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhằm tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích. Nhiều vùng đã chuyển dần từ nền sản xuất tự túc nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hoá, nhiều mặt hàng nông sản của vùng không những đáp ứng nhu cầu về nông sản cho TP Hà Nội mà còn phục vụ đắc lực cho việc cung cấp thực phẩm cho địa phương lân cận.

Nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh hợp lý nên năng suất và sản lượng trong ngành nông nghiệp tăng cao. Sản lượng lương thực quy thóc bình quân đầu

người liên tục tăng trong giai đoạn vừa qua, năm 2004 sản lượng lương thực quy thóc đầu người đạt 381kg/người, năm 2009 sản lượng tăng lên 368 kg/người.

Bên cạnh việc phát triển cây lúa, huyện Thạch Thất còn chú trọng phát triển nhiều loại cây lương thực và hoa màu khác nhằm phục vụ cho nhu cầu lương thực của địa phương và đặc biệt cung cấp một lượng lớn rau quả cho thị trường Hà Nội.

Chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi của Thạch Thất đã đạt được một số kết quả đáng mừng. Số lượng gia súc và gia cầm tăng nhanh đã đáp ứng nhu cầu về sức kéo cũng như nhu cầu về thực phẩm của huyện. Tổng đàn gia súc và gia cầm liên tục tăng qua các năm. Trong tồng số đàn gia súc và gia cầm của huyện thì đàn bò, đàn lợn, đàn dê và đàn gia cầm có tốc độ gia tăng mạnh nhất. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển. Chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp được phổ biến rộng rãi. Một số mồ hình chăn nuôi trâu bò thả đàn ở các xã miền núi, chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn, mô hình lúa- cá, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đến năm 2010 tổng đàn trâu bò đạt 12.502 con trong đó 70% bò lai sin, tổng đàn lợn đạt 78.982 con, sản lượng hàng năm bình quân đạt 5820 tấn, đàn gia cầm ước đạt 643,75 nghìn con.

Tuy ngành chăn nuôi của huyện đã đạt được những thành tựu nhất định, song quy mô sản xuất của ngành chăn nuôi còn ở mức nhỏ lẻ, không tập trung, phát triển còn mang tính tự phát, chưa hình thành vùng chăn nuôi hàng hóa phát triển với quy mô vừa và lớn. Hơn nữa, các sản phẩm từ chăn nuôi còn chưa có thị trường tiêu thụ rộng rãi, công tác xúc tiến thương mại trên thị trường tiêu thụ còn hạn chế.

Công nghiệp chế biến thực phẩm kém phát triển, nhất là chế biến xuất khấu. Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu ở dạng thực phẩm tươi sống, sản lượng và giá cả chưa ổn định. Một vấn đề nữa là công tác môi trường và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc và gia cầm huyện cần quan tâm, đẩy mạnh trong thời gian tới.

- Về Lâm nghiệp: Huyện Thạch Thất có diện tích rừng không nhiều, chủ yếu là rừng trồng để bảo vệ đất trống và đồi trọc, trồng cây ăn quả và cây phân tán kết hợp với lâm nghiệp. Sau khi họp nhất 3 xã miền núi, diện tích đất lâm nghiệp của huyện đã tăng lên từ 361 ha năm 2005 lên 2.468,54 ha năm 2010 và 280 ha chè. Sản lượng chè búp hàng năm bình quân đạt 240 tấn. Đi đôi với tăng cường công tác quản lý và khai thác rừng, thì trồng cây phân tán và tập trung đượcn quan tâm. Giá trị ngành lâm nghiệp hàng năm đều tăng, năm 2010 ước đạt 12,705 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH GIAO THÔNG VẬN TẢI HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w