Cơ sở hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH GIAO THÔNG VẬN TẢI HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 76)

- Hình thành mạng lưới đường giao thông phù hợp với đặc điểm của các dự án trong vành đai xanh của Thành phố Hà Nội.

3.2.2. Cơ sở hình thành và phát triển

3.2.2.1. Vị trí và tác động của mối quan hệ liên vùng

Huyện Thạch Thất tiếp giáp đường QL6 là cầu nối giữa hai cực phát triển kinh tế lớn của phía Bắc Việt Nam là vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng Tây Bắc.

Thủ đô Hà Nội vừa được mở rộng. Trong tương lai, chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc sẽ phát triển rất nhanh, Huyện Thạch Thất là cửa ngõ kế cận các đô thị trên, là một khu vực hậu cần cho Thủ đô Hà Nội. Hơn nữa, tuyến đường Hồ Chí Minh được xây dựng chạy qua rất gần với Huyện Thạch Thất, khi kết nối các tuyến giao thông đối ngoại, thị trấn sẽ có nhiều cơ hội để khai thác, phát triển.

Thị Trấn Liên Quan là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá xã hội của toàn huyện. Thị Trấn Liên Quan hiện là đô thị loại V được định hướng nâng cấp

lên loại IV trở thành đô thị sinh thái của Huyện Thạch Thất. Đây vừa là mục tiêu phấn đấu vừa là động lực phát triển chính yếu của đô thị.

Mục tiêu đưaThạch Thất trở thành trung tâm đô thị vùng phía Tây Hà Nội, từ đó khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai và lao động của huyện này. Quy hoạch sẽ định hướng phát triển không gian đô thị và nông thôn; động lực phát triển đô thị, mô hình và hướng phát triển các hệ thống trung tâm, các khu vực dân cư nông thôn, tổ chức không gian kiến trúc cho các vùng cảnh quan; xác định phạm vi và quy mô các khu chức năng trên địa bàn huyện, phát huy tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất.

Hình 3.1: Mô hình quy hoạch huyện Thạch Thất

Khu vực thị trấn là vùng bán sơn địa, nhiều đồi núi, phong cảnh đẹp, có tiềm năng để phát triển về du lịch nhưng chưa được khai thác một cách có hiệu

quả. Hiện huyện Thạch Thất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng điển hình như khu du lịch Hoàng Long Resort, chùa Tây Phương...

Hình3.2: Hình ảnh vẻ đẹp chùa Tây Phương

Huyện Thạch Thất có những tính chất và chức năng chủ yếu như sau:

-Thị Trấn Liên Quan là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, giáo dục, dịch vụ thương mại và du lịch của huyện Thạch Thất. Là hạt nhân thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của toàn huyện.

- Là đô thị cửa ngõ, đầu mối giao thông quan trọng Phía Tây của Thành Phố Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

- Là khu dân cư đô thị có hệ thống hạ tầng đủ tiêu chuẩn.

- Là trung tâm khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ của huyện.

3.2.2.2. Dự báo quy mô dân số và lao động

Quy mô dân số trong phạm vi quy hoạch phát triển Huyện Thạch Thất được dự báo trên cơ sở quy mô, thành phần lao động làm việc, kể cả dân số hiện trạng trong khu vực. Cụ thể là:

- Dự kiến quy mô dân số toàn huyện đến năm 2030 khoảng 648.800-661.000 người.

- Thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất cách trung tâm TP Hà Nội 30km về phía Tây, cách thị xã Sơn Tây 13 km về phía Đông Nam. Tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn khoảng 322,7ha; quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 khoảng 0,8 vạn người và đến năm 2030 khoảng 0,9 - 1 vạn người.

- Nhiệm vụ quy hoạch là hình thành thị trấn huyện lỵ phát triển theo mô hình đô thị sinh thái để hỗ trợ phát triển vùng nông thôn nằm trong hành lang xanh với các dịch vụ chất lượng cao, sản xuất công nghệ cao, khắc phục các vấn đề hiện tại về môi trường; hình thành không gian đô thị với các chỉ tiêu kiểm soát phát triển về chức năng đô thị, mật độ xây dựng, chiều cao công trình và hình thái kiến trúc công trình phù hợp hơn với đặc điểm cảnh quan môi trường trong khu vực hành lang xanh; hình thành khu vực đô thị với kết cấu hạ tầng hiện đại, hài hòa với điều kiện tự nhiên và nhu cầu phát triển đô thị tại khu vực phía Tây của Thủ đô Hà Nội.

- Thị trấn Liên Quan được xác định là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế thương mại, văn hóa, thể dục thể thao của huyện Thạch Thất. Đây cũng là trung tâm dịch vụ công cộng, hỗ trợ sản xuất và đầu mối hạ tầng kỹ thuật cho vùng nông thôn. S TT Hạng mục Hiện trạng 2013 Quy hoạch 2020 2030 1 Dân số chính thức (người) 199.470 439.921 551.221

Tỷ lệ tăng trung bình (% năm) 1,5 2,5 3,3 - Tỷ lệ tăng tự nhiên (% năm) 1,5 1,4 1,2 - Tỷ lệ tăng cơ học (% năm) 5,0 4,0 2 Dân số không chính thức 10.000 12.500

(Công nhân KCN, học viên, giáo viên, lao động tạm thời, khách du lịch, khách vãng lai, lực lượng vũ trang …)

Tổng cộng 498.675 661.000

Bảng 3.3: Dự báo quy mô dân số

Quy mô lao động trong thị trấn được dự báo trên cơ sở định hướng phát triển các ngành nghề, lĩnh vực cũng như khả năng chuyển đổi. Cụ thể các thành phần lao động như sau:

S TT

Hạng mục Dự báo

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH GIAO THÔNG VẬN TẢI HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 (Trang 76)