- Hình thành mạng lưới đường giao thông phù hợp với đặc điểm của các dự án trong vành đai xanh của Thành phố Hà Nội.
8 Khu Chung cư 26 1,64 9Khu Tiện ích1106,
5.1.2. Phương án nguồn vốn
Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư như trên cần phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, trong đó nguồn nội lực là chủ yếu, huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển đô thị, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá - thể thao...
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. Dự kiến vốn đầu tư từ ngân sách sẽ đáp ứng được khoảng 30-35,5% nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2010-2015 và giảm xuống còn khoảng 29.5-32% giai đoạn 2015-2020. Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Kêu gọi Trung ương đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, bệnh viện, trường đại học... trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục tranh thủ các nguồn tài trợ ODA, NGO, tập trung vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các trung tâm kinh tế và các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các công trình bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo...
Vốn tự có doanh nghiệp nhà nước: dự kiến sẽ đáp ứng được khoảng 1,3- 1,4% tổng nhu cầu vốn đầu tư.
Vốn tín dụng nhà nước: dự kiến sẽ đáp ứng được 0,65-0,7% tổng nhu cầu vốn đầu tư, chủ yếu phục vụ cho các dự án sản xuất ưu tiên.
Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư: Ước tính chiếm khoảng 60-65% trong cơ cấu vốn đầu tư.
Tiếp tục tháo gỡ những khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt liên quan đến các nhân tố đầu vào và sản phẩm đầu ra.
Có chương trình và phát động phong trào toàn dân khuyến khích, cổ vũ, động viên, đào tạo và tôn vinh tinh thần kinh doanh, sáng kiến kinh doanh; phổ biến các trường hợp điển hình về tinh thần và sáng kiến kinh doanh; khuyến khích, hỗ trợ, giáo dục và đào tạo để chuyển một phần không nhỏ hộ kinh doanh cá thể sang kinh doanh theo các loại hình doanh nghiệp, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Chuyển hệ thống các đơn vị sự nghiệp có thu sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp như y tế, giáo dục, đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội, nghiên cứu khoa học... Tiến tới ngân sách nhà nước chỉ cấp cho những đơn vị sự nghiệp thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các nghiên cứu khoa học cơ bản làm nền tảng để phát triển công nghệ.
Huy động tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo lợi thế trong việc thu hút nguồn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Chú trọng công tác xúc tiến đầu tư để thu hút làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam.
Sử dụng hiệu quả đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác: thông qua việc công khai, minh bạch quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất; xây dựng hoặc hỗ trợ xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp cùng với hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào và ngoài hàng rào; đảm bảo các quyền cơ bản theo luật định của các nhà đầu tư đối với đất đai. Kiên quyết thu hồi các diện tích mặt đất, mặt nước để không hoặc sử dụng không hiệu quả đã giao cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước trước đây để cho các nhà đầu tư khác thuê.
Tăng cường huy động vốn đầu tư từ các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT để đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ quỹ đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên địa bàn tỉnh.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): dự kiến đáp ứng khoảng 6,1-7.5% tổng nhu cầu vốn đầu tư.
Khuyến khích những người con xa xứ định cư ở nước ngoài, tỉnh ngoài đưa vốn và trí tuệ tham gia đầu tư trên địa bàn Huyện Thạch Thất.
Huyện Thạch Thất là trọng điểm phát triển của thành phố Hà Nội về phía Tây. Do vậy, để xây dựng và phát triển thị trấn cần phải tận dụng tối đa mọi tiềm năng lợi thế, mọi nguồn lực, cùng kết hợp với sự chỉ đạo sáng suốt của các cấp lãnh đạo và sự ủng hộ của nhân dân.
Trước mắt, sử dụng vốn ngân sách để ổn định các chương trình xây dựng cơ bản, phát huy tối đa tiềm năng đang sẵn có. Xây dựng chỉnh trang các công trình công cộng phúc lợi xã hội trong khu vực.
Tiếp theo đó, cần sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi theo các chương trình khác nhau để đầu tư các hạng mục thiết yếu:
+ Đền bù, phá dỡ, di chuyển và giải phóng mặt bằng. + Xây dựng các khu tái định cư.
+ Xây dựng đường giao thông và đầu mối hạ tầng kỹ thuật.
Đề xuất được khai thác quỹ đất phục vụ du lịch trong quy hoạch để tạo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng các khu chức năng còn lại. Một phần nhỏ khai thác theo mô hình kinh doanh bất động sản, phần lớn diện tích còn lại kêu gọi nhà đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái. Các biệt thự nghỉ dưỡng trong khu du lịch có thể lựa chọn với số lượng nhất định hình thức đầu tư mở, chuyển giao cho cá nhân dùng vốn tự có đầu tư xây dựng công trình, khu du lịch sẽ thuê lại biệt thự để kinh doanh với cơ chế thoả thuận hợp lý.
Đề xuất được khai thác quỹ đất mới quy hoạch theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tổ chức thực hiện theo tiến trình cuốn chiếu, đấu giá tới đâu xây dựng hạ tầng tới đó để làm giảm bớt gánh nặng về vốn cho ngân sách quốc gia