Giá vốn hàng bán là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của DN, đây là yếu tố quan trọng để DN xác định lên giá bán các sản phẩm. GVHB của DN bao gồm : chi phí NVL trực tiếp, chi phí Nhân công trực tiếp , chi phí nguyên liệu động lực và chi phí sản xuất chung.
Từ Bảng 2 ta thấy GVHB có xu hướng tăng qua các năm : năm 2010 GVHB tăng 7,58% so với năm 2009, mặc dù tốc độ tăng nhanh nhưng vẫn nhỏ hơn so với tốc độ tăng của DTT là 9,52%. Nhưng sang năm 2011 GVHB tăng 26,5% so với năm 2010,tốc độ này còn cao hơn so với tốc độ tăng của DTT là 24,09%. Nếu năm 2009 GVHB chiếm 72,69% DTT tức là để có 100đ DTT thì DN sẽ phải bỏ ra 72,69đ GVHB thì sang năm 2010 con số này giảm xuống còn 71,4đ GVHB và năm 2011 để có 100đ DTT thì DN phải bỏ ra tới 72,79đ GVHB. Điều này cho thấy công tác quản lý chi phí của DN không được tốt và hiệu quả. Đáng nhẽ trên những thành công bước đầu của công cuộc tiết kiệm chi phí năm 2010, DN cần phải phát huy hơn nữa và tiết kiệm hơn nữa để giảm Giá Vốn thì năm 2011 GVHB lại tăng đột biến và còn tăng cao
Quý 2 và quý 3 năm 2009 , khi giá Gạo tăng đột biến và hiện tượng sốt ảo trên thị trường đã gây ảnh hưởng nhiều tới DN, thiếu NVL đầu vào,giá Gạo dù cao nhưng đối tác không cung cấp đủ hàng đã gây không ít khó khăn thì sang năm 2010 tình trạng khan hiếm trên thị trường không còn nhưng giá Gạo vẫn tăng một cách chóng mặt : đầu năm 2010 giá Gạo Tám là 8.000đ/kg thì cuối năm đã tăng tới 9.700đ/kg và đầu năm 2011 là 11.700đ/kg. Đoán biết trước tình hình tăng giá Gạo liên tục, tháng 10/2010 ban quản trị DN đã quyết định vay vốn Ngân Hàng Agribank – Chương Mỹ để mua dự trữ 700.000 kg Gạo Tám chất lượng tốt với giá 9.700đ/kg, cao hơn giá thị trường lúc đó là 9.500đ/kg. Để có thể mua được số Gạo lớn như vậy DN đã phải đặt hàng từ sớm với Hiệp hội lương thực Việt Nam VFA, phải trả giá cao hơn giá thị trường và để có thể dự trữ được số Gạo đó DN đã phải tu sửa kho chứa, chi nhiều tiền để mua thùng chứa Gạo và quạt sấy cũng như các biện pháp khác để bảo quản Gạo và tránh ẩm mốc. Chính vì vậy giá thành một kg Gạo mà DN đầu tư tăng lên 9.900đ/kg. Đây là một quyết định vô cùng sáng suốt vì chỉ mới đầu năm 2011 giá Gạo đã tăng lên 11.700đ và cuối năm là 13.800đ. Và theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam thì trong năm 2011 chỉ số giá cả tiêu dùng tăng thêm 11,75% và trong vòng 3 tháng đầu năm 2012 lạm phát đã chạm mức 6,12%. Danh mục mặt hàng thực phẩm gặp khó khăn khi giá cả tăng hơn 16%, giá gạo tăng thêm 1/3 so với giá cũ. Đầu tháng Tư, giá xăng dầu tăng gần 27%, trong đó dầu diesel tăng vọt xấp xỉ 43% và giá điện tăng 15%, trong các tháng tiếp theo giá Gạo được dự đoán là sẽ còn tăng giá mạnh mẽ. Năm 2011 là một năm DN đạt kết quả kinh doanh tốt và tăng trưởng nhanh, tiêu thụ được nhiều sản phẩm nhưng nguyên nhân chủ yếu là từ việc DN dự trữ được Gạo giá rẻ nên giá bán tăng ít và chất lượng đảm bảo. Trong khi DN lại không quản lý tốt được chi phí sản xuất khiến tốc độ tăng của GVHB còn cao hơn tới 2,5% so với tốc độ tăng của DTT, liệu có phải DN đã ngủ quên trên chiến thắng? Sang các tháng tiếp theo DN sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách đó là việc tăng giá của tất cả các mặt hàng, các
NVL đầu vào, than, điện, nước…và số Gạo dự trữ sắp cạn kiệt, từ cuối tháng 4/2012 DN có thể sẽ phải nhập Gạo với giá thị trường là 14.500đ/kg, đây là mức giá kỷ lục từ trước tới nay.Thêm vào đó dù từ tháng 12/2011 DN đã đặt hàng để mua Gạo với Hiệp hội lương thực Việt Nam – VFA thì tới bây giờ DN vẫn chưa mua được Gạo và với lãi suất Ngân Hàng 18%/năm như hiện nay thì việc vay vốn mua Gạo thật sự không đem lại mấy hiệu quả. Với điều kiên khó khăn như vậy DN rất khó để có thể ra quyết định mua hay không mua và mua với số lượng bao nhiêu, có nên thay thế Gạo Tám bằng Gạo chất lượng kém hơn hay không? Năm 2012 thật sự sẽ là một năm đầy sóng gió và gian nan đối với DN. Dưới đây chúng ta sẽ cùng đi phân tích GVHB của ba sản phẩm chính là : Cồn thực phẩm loại 1, Hai loại Rượu Vodka và Rượu Champa.
* Phân tích Giá Thành Cồn thực phẩm loại 1
Bảng 7 : Tổng hợp Chi phí sản xuất Cồn tinh chế tính cho 50.000lít Cồn
( đv: vnđ )
Tổng hợp chi phí sản xuất Cồn tinh chế
Trọng Lượng
năm 2011 năm 2010 năm 2009 2011với 2010 2010 với 2009
chênh lệch % chênh lệch % I. Nguyên liệu chính 1. Gạo 100000 kg 990000000 945000000 870000000 45000000 4.76% 75000000 8.62% 2. Men Rượu 270 kg 20115000 19980000 19170000 135000 0.68% 810000 4.23% 3. Thuốc sát trùng ( Na2SiF6 ) 200 kg 1480000 1440000 1400000 40000 2.78% 40000 2.86% 4. Dextrozyme 133 kg 24073000 23940000 22610000 133000 0.56% 1330000 5.88% 5. Temamyl 266 kg 48412000 47880000 45752000 532000 1.11% 2128000 4.65% 6. Axit H2SO4 165 kg 825000 825000 825000 0 0.00% 0 0.00% 7. Đạm 132 kg 1188000 1188000 1056000 0 0.00% 132000 12.50% 8. Muối 400 kg 1200000 1120000 1000000 80000 7.14% 120000 12.00% Tổng chi phí NVL chính 1087293000 1041373000 961813000 45920000 4.41% 7956000 8.27%
II. Chi phí nhân công trực tiếp 0 0
lương + bao hiểm 4 người 42840000 39690000 36540000 3150000 7.94% 3150000 8.62%
III. Nguyên liệu động lực 0 0
1. Than 70000 kg 371000000 364000000 350000000 7000000 1.92% 14000000 4.00%2. Điện 34000000 28000000 23000000 6000000 21.43% 5000000 21.74% 2. Điện 34000000 28000000 23000000 6000000 21.43% 5000000 21.74% 3. Nước 3950000 3400000 3000000 550000 16.18% 400000 13.33% Tổng Chi phí nguyên liệu động lực 408950000 395400000 376000000 13550000 3.43% 19400000 5.16% IV. Chi phí sản xuất chung 5000000 3000000 3000000 2000000 66.67% 0 0.00%
phẩm 0 Giá Thành 1 lít Cồn thực phẩm 31081.66 29789.26 27747.06 1292.4 4.34% 2042.2 7.36% Giá bán 1 lít Cồn thực phẩm chưa VAT 35238.09524 33333.33333 30476.19048 1292.4 4.34% 2042.2 7.36% Giá bán 1 lít Cồn thực phẩm đã có VAT (5%) 37000 35000 32000 19047619 5.71% 28571428 57 9.37%
Các số liệu ở Bảng trên mặc dù chỉ là những con số định mức, nhưng nó sẽ cho chúng ta thấy những yếu tố cấu thành nên GVHB của Công thực phẩm loại 1, tầm ảnh hưởng của từng nhân tố cũng như tốc độ tăng giá của các yếu tố đó. Và từ những phương pháp tính toán chúng ta sẽ có những số liệu chính xác về công tác quản lý chi phí của DN.
Cồn thực phẩm loại 1 là sản phẩm vô cùng quan trọng của DN vì khoảng 2/3 số Cồn sản xuất sẽ được bán ra ngoài, còn 1/3 số Cồn còn lại sẽ được DN sử dụng để chế xuất ra Rượu Vodka. Chính vì vậy chí phí sản xuất Cồn thực phẩm loại 1 sẽ chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng GVHB của DN.
Tính trên 50000 lít Cồn thực phẩm thì Từ Bảng 7 ta có thể thấy Giá thành 1 lít Cồn thực phẩm đã tăng dần qua giai đoạn 3 năm từ 2009 đến 2011, mặc dù giá thành tăng nhưng tốc độ tăng của năm 2011 đã nhỏ hơn nhiều so với năm 2010 sát ở Bảng 7 ta có năm 2010 tăng 7,36% so với năm 2009 tương đương 2042,2 đ/lít và năm 2011 giá thành tăng 4,34% so với năm 2010 tương đương 1292,4 đ/lít. Trong năm 2011 chỉ số CPI cao gần gấp đôi chỉ số CPI của năm 2010 là 6,88% nhưng quan sát ở Bảng 7 ta sẽ thấy gần như tất cả yếu tố cấu thành nên GVHB trong năm 2011 đều tăng giá nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng giá của năm 2010. Phải chăng DN đã có những biện pháp hữu hiệu để giảm bớt ảnh hưởng của tốc độ tăng giá? Để tìm hiểu kỹ hơn ta sẽ cùng đi phân tích từng yếu tố cấu thành nên chi phí sản xuất Cồn loại 1.