Lợi nhuận từ Hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU – BIA - NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM (VINALICO) (Trang 35)

7 Lợi nhuận thuần từ hđkd

2.2.1.1. Lợi nhuận từ Hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong các DN sản xuất thì LN từ Hoạt động kinh doanh luôn chiếm vị trí quan trọng nhất vì nó chiếm phần lớn tổng lợi nhuận của DN, nó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trả lời cho câu hỏi DN có đang phát triển bền vững hay không? Do vậy, các DN luôn muốn tìm mọi cách thức và tập trung hết các nguồn tài nguyên : nhân lực, tài lực, vật lực của mình để tìm kiếm và gia tăng LN từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Như đã phân tích ở trên thì LN thuần từ HĐSXKD tăng dần qua các năm và đặc biệt là tăng mạnh mẽ vào năm 2010. Và dù LN từ Hoạt động sản xuất kinh doanh có tăng hay giảm thì nó đều chịu ảnh hưởng của bốn nhân tố : DTT, GVHB, CPBH và CPQLDN. Ta sẽ cùng đi sâu và phân tích từng nhân tố.

A.Danh thu thuần

Trích từ Bảng 2.2.1.2 ta có : TT Chỉ tiêu 2010/2009 2011/2010 chênh lệch tuyệt đối chênh lệch tương đối chênh lệch tuyệt đối chênh lệch tương đối 1 Doanh thu bán hàng và cc dịch vụ 1.705.627.000 9,05% 6.339.714.300 30,85% 2 Các khoản giảm trừ DT 156.893.172 6,11% 2.046.682.990 75,09% - Chiết khấu thương mại 78.733.670 46,90% 69.047.040 28,00% - Hàng trả lại -35.954.330 -100% 57.540.000

- Giảm giá hàng bán 32.952.900 26,12% 29.441.000 18,50%- Thuế TTĐB 81.160.932 3,63% 1.890.654.950 81,50% - Thuế TTĐB 81.160.932 3,63% 1.890.654.950 81,50%

3 DT thuần về bán hàng và

cc DV 1.548.733.828 9,52% 4.293.031.310 24,09%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt đông KD

Thông qua các số liệu ta có thể thấy DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ của DN đã tăng qua các năm và nguyên nhân chủ yếu là do DT bán hàng và cung cấp dịch vụ của DN tăng. Đặc biệt là năm 2011 khi tăng tới 30,85%

đoạn ba năm Các khoản giảm trừ DT cũng tăng lên một cách mạnh mẽ. Nếu như năm 2010 Các khoản giảm trừ DT chỉ tăng 6,11% so với năm 2009 và bằng 0,7 lần mức độ tăng của DT bán hàng thì năm 2011 Các khoản giảm trừ DT tăng 75,09% so với năm 2010, gấp 2,4 lần mức độ tăng của DT bán hàng trong năm này. Và nguyên nhân chủ yếu để Các khoản giảm trừ DT tăng mạnh là do thuế TTĐB tăng tới 81,5%.

Thuế TTĐB tăng cao như vậy do tác động của 2 yếu tố là Sản lượng rượu sản xuất đã tăng 20% so với năm 2010 và thuế suất thuế TTĐB tăng cao. Tổng cục Thuế đã có văn bản số 5371/TCT- CS, hướng dẫn thực hiện Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) số 27/2008/QH12. Theo đó, đến ngày 1-1- 2010 các mặt hàng rượu, bia phải chịu mức thuế TTĐB mới, theo 2 giai đoạn:

Đối với rượu từ 20 độ cồn trở lên được áp dụng mức thuế suất 45%, từ ngày 1-1- 2010 đến hết ngày 31- 12- 2012 và đến ngày 1-1-2013 mức thuế được tăng lên 50%.

Đối với rượu dưới 20 độ cồn, từ ngày 1-1-2010 áp dụng mức thuế suất là 25% ( Về giá tính thuế TTĐB đối với rượu, bia là giá chưa có thuế giá trị gia tăng và chưa có thuế TTĐB và không loại trừ giá trị vỏ bao bì ).

Do vậy trong năm 2010, tất cả các sản phẩm rượu của DN đều bị đánh thuế TTĐB với mức thuế tăng lên tới 45%, tăng gấp nhiều lần so với mức thuế năm 2009 và các năm trước đó là 30% đối với rượu vodka và 20% đối với rượu hoa quả. Và vì vậy thuế TTĐB của DN tăng mạnh nhưng đây là yếu tố khách quan mà DN không thể can thiệp được nên nếu không xét đến các yếu tố tăng thuế TTĐB thì ta thấy: Chiết khấu thương mại năm 2011 đã tăng 28% so với năm 2010, giảm giá hàng bán tăng 18,5% và các con số này năm 2010 lần lượt là 46,9% và 26,12%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì trong

giảm trừ DT mặc dù có tăng nhưng tốc độ tăng còn ít hơn năm 2009 rất nhiều trong khi năm 2010 Sản lượng tiêu thụ chỉ tăng 3,63%. Cho thấy DN chỉ phải bỏ ít tiền hơn để bán được hàng. Và thực tế chi phí mà DN phải bỏ ra để bán được 1 đồng sản phẩm là:

= 0,02 (tương đương với 2%)

Nhưng thực tế là một khi chính sách thương mại bị thắt chặt thì cũng sẽ đem lại những tác động không tốt, DN cần phải xem xét lại xem những chính sách khuyến mại và giảm giá của mình đã hợp lý chưa vì một chính sách chiết khấu linh hoạt và hấp dẫn sẽ thúc đẩy DT bán hàng tăng mạnh mẽ. Trong năm 2010 DN không hề có Hàng bán bị trả lại thì năm 2011 số lượng Hàng bán bị trả lại lên tới 57.540.000đ, nhưng so với DT bán hàng thì con số này chỉ chiếm 0,2%. Có thể thấy chất lượng sản phẩm của DN tương đối ổn định và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tuy vậy DN cũng cần phải tiếp tục cố gắng để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiếu tối đa số hàng bán bị trả lại

Như ta đã biết DTT còn chịu ảnh hưởng từ hai nhân tố khác là: Sản lượng tiêu thụ và Giá bán đơn vị của sản phẩm, thông qua mối quan hệ:

DTT =

VINALICO có tất cả bảy mặt hàng vì vậy ta sẽ cùng đi phân tích mối quan hệ này gắn với từng mặt hàng của DN.

Bảng 3: Các loại Rượu tiêu thụ và giá bán đã có thuế GTGT

(Đơn vị tính : vnđ)

Loại Rượu Đơn vị

bán Giá bán năm 2011 Giá bán năm 2010 Giá bán năm 2009

Chênh lệch năm 2011-2010 Chênh lệch năm 2010-2009

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

Vodka 750ml 39,5o xanh, đỏ, đen Thùng (12chai) 684000 624000 599000 60000 9.62% 25000 4.17% Vodka 330ml 29,5o xanh, đỏ, đen Thùng (24chai) 745000 684000 649000 61000 8.92% 35000 5.39% Rượu Vang chai 750ml

29,5o

Thùng

(12chai) 553000 510000 484000 43000 8.43% 26000 5.37% Rượu Sâmpanh chai 750ml

29,5o

Thùng

(12chai) 989000 912000 865000 77000 8.44% 47000 5.43% Rượu Champa chai 750ml

29,5o

Thùng

(12chai) 498000 462000 438000 36000 7.79% 24000 5.48% Cồn thực phẩm loại 1 Lít 37000 35000 32000 2000 5.71% 3000 9.37% Cồn thực phẩm loại 2 Lít 25000 23000 21500 2000 8.70% 1500 6.98%

( Các loại Rượu thuế VAT là 10%, Cồn là 5% ) Nguồn : Trích từ bản báo giá của công ty

Bảng 4 : Sản lượng tiêu thụ trong giai đoạn 3 năm từ 2009-2011

(Đơn vị: Thùng)

Loại Rượu Sản lượng

tiêu thụ

Sản lượng tiêu thụ

Sản lượng

tiêu thụ Chênh lệch năm 2011-2010

Chênh lệch năm 2010-2009

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

Vodka 750ml 39,5o

20088 16518 16022 3570 21.61% 496 3.10%

Vodka 330ml 29,5o

11058 9293 8949 1765 18.99% 344 3.84%

Rượu Vang chai 750ml 29,5o 1122 847 819 275 32.47% 28 3.42%

Rượu Sâmpanh chai 750ml 29,5o

510 381 289 129 33.86% 92 31.83%

Rượu Champa chai 750ml

29,5o 3466 3007 2990 459 15.26% 17 0.57%

Cồn thực phẩm loại 1 ( lít ) 102000 88650 85500 13350 15.06% 3150 3.68%

Cồn thực phẩm loại 2 ( lít ) 7000 4500 4000 2500 55.56% 500 12.50%

( Các loại Rượu thuế VAT là 10%, Cồn là 5% ) Nguồn : Phòng kinh doanh

Bảng 5: Tỷ trọng tiêu thụ của các loại sản phẩm

( đơn vị : lít rượu )

Vodka 750ml 39,5o 180792 42.71% 148662 42.05% 144198 42.23%

Vodka 330ml 29,5o 87579.4 20.69% 73600.6 20.82% 70876.1 20.76%

Rượu Vang chai 750ml 29,5o 10098 2.39% 7623 2.16% 7371 2.16%

Rượu Sâmpanh chai 750ml 29,5o 4590 1.08% 3429 0.97% 2601 0.76%

Rượu Champa chai 750ml 29,5o 31194 7.37% 27063 7.66% 26910 7.88%

Cồn thực phẩm loại 1 102000 24.10% 88650 25.08% 85500 25.04%

Cồn thực phẩm loại 2 7000 1.65% 4500 1.27% 4000 1.17%

Tổng sản lượng tiêu thụ 423253.4 100% 353527.6 100% 341456.1 100%

Biểu Đồ 6: Mức tăng giá của các sản phẩm Rượu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU – BIA - NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM (VINALICO) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w