Phân tích Chi Phí Bán Hàng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU – BIA - NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM (VINALICO) (Trang 53)

Trích từ bảng 1 và 2 ta có:

năm 2011 năm 2010 năm 2009

chênh lệch năm 2011-2010

chênh lệch năm 2010-2009 tuyệt đối tương đối tuyệt đối tương đối CPBH

2954876600 2424841482 2030778310 530035118 21,86% 394063172 19,4% Tỷ lệ CPBH Tỷ lệ CPBH

trên DTT 13.36% 13.60% 12.48%

Giống như GVHB, chi phí bán hàng của DN VINALICO cũng biến động không ngừng qua các năm. Năm 2010 CPBH của toàn DN tăng 19,04%, năm 2011 CPBH lại tiếp tục tăng và lên đến 21,86%.

-Năm 2010: DTBH chỉ tăng 9.05% nhưng CPBH tăng tới 19%, trong năm này sản lượng cũng chỉ tăng 3,63%. Năm 2009 để có 100 đồng DTT thì cần có 12,48đ CPBH thì sang năm 2010 con số này đã tăng lên 13,6%. Liệu có phải DN đã chi quá nhiều tiền cho việc bán hàng cũng như marketing sản phẩm nhưng hiệu quả mang về lại không cao ? Theo Giám đốc công ty Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết thì nguyên nhân chính là dẫn đến chi phí bán hàng tăng cao là do : trong năm 2010 khi trở hàng vào TP Hồ Chí Minh ( trung bình 1 tuần công ty sẽ có 1 chuyến hàng chở vào TP HCM với giá trị khoảng 300-400 triệu đồng/ xe ) các xe tải chở hàng của công ty liên tục bị mất cắp các thùng Rượu trên nóc, thủ thuật của bọn ăn trộm là nhân lúc lái xe nghỉ chúng sẽ rạch bạt trên nóc ôtô và cùng đồng bọn vận chuyển các thùng rượu chạy trốn. Nếu chỉ mất vài thùng rượu thì chi phí không đáng kể nhưng vì bạt bị rạch và lái xe không hề hay biết nên khi trời mưa nước mưa đã ngấm vào xe làm ướt hết vỏ thùng cũng như nhãn mác của các chai Rượu bên trong. Chỉ khi đến nơi giao hàng lái xe mới phát hiện nên DN đã phải vận chuyển toàn bộ số hàng hỏng về để đóng gói lại, chịu một khoản tiền phạt là 10% giá trị hợp đồng và chịu luôn cả chi phí vận chuyển về sửa chữa. Sau bài học này DN đã yêu cầu các lái xe phải đề cao cảnh giác và kiểm tra hàng thường xuyên trên quá trình vận chuyển nhưng hiện tượng này vẫn lập lại thêm 1 lần nữa. Chính vì vậy mà CPBH của DN trong năm này tăng cao.

Từ sự việc trên ta có thể thấy rằng, trong năm 2010 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến CPHB tăng cao trong khi sản lượng tiêu thụ cũng như DTBH chỉ tăng ở mức thấp là do công tác quản lý nhân sự không tốt cũng như trách nhiệm làm việc của các nhân viên trong công ty không cao. Trong quá trình vận chuyển hàng, để hàng hóa đắt tiền không người canh giữ và còn không hề biết gì tới việc bị mất cắp thì cho thấy trách nhiệm cũng như tác phong làm việc của nhân viên trong công ty không chuyên nghiệp. Hơn nữa sự việc đáng tiếc này còn xảy ra đến hai lần với những thủ thuật trộm cắp như nhau thì có thể

thấy DN đã quản lý nhân viên không tốt, hoặc tuyển chọn những người không đủ phẩm chất và năng lực làm việc.

-Năm 2011 : Trong năm 2011 CPBH đã tăng 21,86% cao hơn tốc độ tăng của năm 2010. Nhưng thực tế trong năm này DTBH đã tăng mạnh tới 30,85% và SLTT tăng 20%, nếu trong năm 2010 để có được 100đồng DTT thì DN phải bỏ ra 13,6đồng CPHB thì sang năm 2011 con số này hạ xuống còn 13,36%. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy DN đã quản lý tốt hơn CPBH, nhất là chi phí vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. Thêm vào đó SLTT tăng mạnh đã chứng tỏ hiệu quả trong việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm cũng như hiệu quả trong chính sách bán hàng, thay dổi mẫu mã sản phẩm của DN đã đem lại kết quả tốt. Đây chính là phần thưởng cho những nỗ lực của DN trong năm vừa qua.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU – BIA - NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM (VINALICO) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w