Chi phí sản xuất chung và khấu hao TSCĐ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU – BIA - NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM (VINALICO) (Trang 49)

Mỗi năm DN đều phải sắm sửa thêm các công cụ dụng cụ và các máy móc phụ trợ để hỗ trợ cho việc sản xuất sản phẩm. Năm 2009-2010 chi phí SXC bình quân là 3.000.000đ/50000lít Cồn thực phẩm thì sang năm 2011 con số này là 5.000.000đ/50000lít Cồn TP. Cho thấy trong năm 2011 do sản lượng sản xuất tăng 20% nên DN đã phải mua nhiều hơn các công cụ dụng cụ cũng như máy móc thiết bị nhưng chi phí SXC tăng tới 66.67% cao gấp 3,3 lần mức độ tăng của sản lượng sản xuất thì có lẽ DN đã chi quá mạnh tay dẫn đến lãng phí tiền của. DN đã quản lý chi phí SXC chưa thật sự tốt, gây lãng phí không cần thiết.

 Mặc dù năm 20102010 sản lượng sản xuất tăng cao nhưng DN cũng không phải sắm sửa thêm các TSCĐ nên khấu hao TSCĐ của DN qua 3 năm không hề thay đổi ( DN khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo sản lượng thực tế ). Tuy vậy DN cần phải có những kế hoạch tu sửa máy móc thiết bị để nâng cao công suất cũng như kéo dài tuổi thọ của máy móc. Tóm

qua các năm đều có sự tăng giá nhưng mức độ tăng giá của mỗi khoản mục không giống nhau. Một phần do thị trường tự điều tiết, một phần do các chính sách mua gom hàng số lượng lớn của DN để giảm ảnh hưởng của việc tăng giá. Để biết xem DN có quản lý tốt GVHB hay không ta sẽ cùng đi phân tích tốc độ tăng của GVHB

Bảng 8 : Giá Vốn Hàng Bán và tốc độ tăng giá vốn của các loại Sản Phẩm

( đv : vnđ )

Loại Rượu năm 2011 năm 2010 năm 2009

chênh lệch năm 2011- 2010

chênh lệch năm 2010- 2009

tuyệt đối tương

đối tuyệt đối

tương đối

Rượu Vodka 10.142.853.916 8.001.517.943 7.453.103.282 2.141.335.972 26.76% 548.414.661 7.36%

Các loại rượu 29,5o khác 1.754.874.725 1.399.979.281 1.301.335.494 354.895.444 25.35% 98.643.787 7.58%

Cồn thực phẩm loại 1 4.008.842.262 3.181.771.093 2.962.312.797 827.071.169 25.99% 219.458.295 7.41%

Từ Bảng 8 ta có :

Nếu loại bỏ đi ảnh hưởng của việc tăng giá NVL trên thị trường thì ta có :

- năm 2010:

Giá Vốn Hàng Bán của Cồn loại 1 tăng 7,41%, sản lượng bình quân của tất cả các sản phẩm đều tăng 3,63%

GVHB = Sản lượng * GVHB đơn vị

GVHB tăng do ảnh hưởng của việc tăng GVHB đơn vị là : = 1.0365 ( tương đương với 3.65% )

Vậy GVHB năm 2009 tăng 7,41% do sản lượng tăng 3,63% và GVHB đơn vị tăng 3,65%.

Quan sát Bảng 8 ta thấy GVHB đơn vị năm 2009 tăng 7.36% so với năm 2009 (có nghĩa là giá cả thị trường của các yếu tố cấu thành nên GVHB đơn vị của Cồn loại 1 trong năm 2010 tăng làm GVHB đơn vị tăng 7,36% so với năm 2009)

Mà thực tế GVHB đơn vị chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố : giá cả thị trường và công tác quản lý chi phí NVL của DN. Vậy nếu loại bỏ đi ảnh hưởng của giá cả thị trường thì ảnh hưởng của công tác quản lý chi phí NVL chính của DN tới GVHB đơn vị là :

= 0.965 ( 96.5%)

Như vậy, trong năm 2010 DN đã quản lý tốt chi phí NVL chính sản xuất Cồn loại 1 và giúp cho GVHB đơn vị của sản phẩm này giảm 3,5% . Đây là một kết quả đáng khen ngợi của DN.

-Tương tự với năm 2011,ta có :

Giá Vốn Hàng Bán của Cồn loại 1 tăng 25,99%, sản lượng bình quân của tất cả các sản phẩm trong năm 2011 đều tăng 20%

GVHB = Sản lượng * GVHB đơn vị

= 1.0499 ( tương đương với 104.99% )

Vậy GVHB năm 2010 tăng 25,99% do sản lượng tăng 20% và GVHB đơn vị tăng 4.99%.

Quan sát Bảng 8 ta thấy GVHB đơn vị năm 2010 tăng 4.34% so với năm 2009 (có nghĩa là giá cả thị trường của các yếu tố cấu thành nên GVHB đơn vị của Cồn loại 1 trong năm 2011 tăng làm GVHB đơn vị tăng 4,34% so với năm 2010) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mà thực tế GVHB đơn vị chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố : giá cả thị trường và công tác quản lý chi phí NVL của DN. Vậy nếu loại bỏ đi ảnh hưởng của giá cả thị trường thì ảnh hưởng của công tác quản lý chi phí NVL chính của DN tới GVHB đơn vị là :

= 1.0062 (100,62% )

Như vậy, trong năm 2011 DN đã quản lý không tốt chi phí NVL chính để sản xuất Cồn loại 1, khiến GVHB đơn vị của Cồn loại 1 tăng 0.62%. phải chăng DN đã ngủ quên trên chiến thắng của năm 2010 và những hợp đồng mua gom hàng giá rẻ? DN cần phải xem xét lại nguyên nhân do đâu mà công tác quản lý chi phí lại không tốt và giảm sút như vậy.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU – BIA - NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM (VINALICO) (Trang 49)