Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU – BIA - NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM (VINALICO) (Trang 62)

D. Chi phí quản lý doanh nghiệp

2.2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100đồng tài sản dưa vào sản xuất kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận và là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá khả năng sinh lời của vốn đầu tư. Để nhận xét khách quan và chính xác hơn ta sẽ thử xem xét và so sánh chỉ tiêu ROA của Công Ty VINALICO với các đối thủ cạnh tranh chính là Công ty Bảng 13 : chỉ tiêu ROA của các công ty cùng ngành (%)

Công Ty Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009

Halico 13,9% 14,24% 14,65%

Sabeco 13,15% 13,21% 13,86%

Trung Kiên 13,9% 14,87% 15,15%

Vinalico 18% 15% 12%

Qua bảng 13 ta thấy, ROA của ba đối thủ cùng ngành đều giảm qua các năm nhưng VINALICO lại tăng qua các năm và mức độ tăng giảm đều không giống nhau.Thêm vào đó năm 2010 và 2011 chỉ tiêu ROA của VINALICO là cao nhất trong bốn công ty, đặc biệt là năm 2011 tăng lên tới 18%. Liệu có phải hiệu quả sử dụng tài sản của VINALICO là tốt nhất không? Để có thể dưa ra một kết luận chính xác, ta sẽ sử dụng phương pháp nhân tích Dupont để lý giải tại sao chỉ tiêu này lại tăng như vậy. Ta có :

ROA=( LNST / DTT và TN khác)*( DTT và TN khác / Tổng VKDbq)

hay ROA = Tỷ suất lợi nhuận doanh thu * HSSD TTS

Năm 2010/2009

Năm 2009 : 12% = 8% * 1.5

Năm 2010 : 15% = 9% * 1.67 Như vậy tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản của năm 2010 cao hơn so với năm 2009 do ảnh hưởng của hai nhân tố :

( 9 – 8 ) * 1.5 = 1,5%

+ Do Hiệu suất sử dụng tổng tài sản làm ROA tăng : 9 * ( 1.67 – 1.5 ) = 1,53%

Năm 2011/2010

Năm 2010 : 15% = 9% * 1.67 Năm 2011 : 18% = 10% * 1.8

Như vậy tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản của năm 2011 v cao hơn so với năm 2010 do ảnh hưởng của hai nhân tố :

+ Do ROS làm ROA tăng :

( 10 – 9 ) * 1.67 = 1,67%

+ Do Hiệu suất sử dụng tổng tài sản làm ROA tăng : 10 * ( 1.8 – 1.67 ) = 1,3%

Như vậy, lợi nhuận có được từ việc đưa 100đ tài sản vào sản xuất năm 2010 cao hơn so với lợi nhuận có được năm 2010 là 3đ và năm 2010 lợi nhuận có được cao hơn năm 2009 cũng là 3đ. Nguyên nhân của cả hai năm này khiến ROA tăng là do cả ROS và Hiệu suất sử dụng TTS đều tăng làm ROA tăng. Nguyên nhân của việc ROS thay đổi đã được giải thích ở trên, còn HSSD TTS thì chịu sự tác động của hai chỉ tiêu : DT & TN khác và Tổng TSBQ. Ta sẽ cùng đi phân tích hiệu suất sử dụng tổng tài sản.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh hàng năm cứ 1 đồng Tài sản được đầu tư sẽ đem về bao nhiêu đồng Doanh Thu. Năm 2010 chỉ tiêu này là 1.67, nghĩa là cứ 1 đồng tài sản đem về 1,67 đồng DT, tăng 11,33% so với năm 2009 và năm 2011 chỉ tiêu này là 1.8 tăng 7,8% so với năm 2010.

năm 2011 năm 2010 năm 2009 Tổng tài sản bình

Do công nghệ sản xuất của DN được tự động hóa hoàn toàn nên tỷ lệ máy móc thiết bị chiếm tỷ lệ tương đối lớn với dây chuyền sản xuất rượu khép kín trên 10 tỷ đồng, DN đã rất chú trọng đầu tư công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Năm 2010, DN không mua thêm hay sửa chữa lớn TSCĐ nên Tổng tài sản giảm (chủ yếu do Khấu hao TSCĐ và tài sản ngắn hạn giảm) thêm vào đó DTT lại tăng 9,52% nên hiệu suất sử dụng tổng tái sản đã tăng nhanh lên tới 11,33%.

Năm 2011, sản lượng sản xuất tăng thêm 20% và DN dự trữ nhiều Gạo nên DN đã mua thêm TSCĐ phụ trợ là máy nghiền gạo, rửa hoa quả và thùng chứa gạo, nên TSCĐ bình quân trong năm này đã tăng thêm 8,8%, chỉ tiêu này tăng sẽ khiến ROA của DN giảm. Nhưng trong năm 2011, DN lại có thêm thu nhập khác và DTT còn tăng 24,09% nên tỷ suất ROA của DN đã tăng 7,8% so với năm 2010. Mặc dù tốc độ tăng không bằng năm 2009 nhưng chỉ tiêu HSSD TTS tăng đã cho thấy DN đã sử dụng TS hiệu quả mang lại năng suất cao.

Vòng quay KPT

Chỉ tiêu vòng quay KPT phản ánh tốc độ thu hồi các khoản phải thu, cho biết tiền thu bán hàng về DN mấy lần trong kỳ. Năm 2009, tiền bán hàng thu về DN là 61,42 lần, năm 2010 giảm xuống còn 59,41 lần và năm 2011 con số này lại tăng lên 63,19 lần. Có thể thấy tốc độ thu hồi các KPT của DN mặc dù giảm trong năm 2010 nhưng lại tăng lên trong năm 2011 và bình quân là trên 60 vòng / năm. Nếu so với chung toàn ngành bia – rượu thực phẩm và các đối thủ cạnh tranh thì chỉ tiêu vòng quay KPT của công ty vẫn tương đối thấp, trong năm 2011 chỉ tiêu này ở công ty Habeco là 88 vòng, Sabeco là 83,54 vòng. Vòng quay KPT thấp tương đương với việc DN bị khách hàng chiếm dụng vốn trong thời gian lâu hơn so với các DN khác.Vốn bị ứ đọng càng lâu thì DN sẽ càng mất thêm nhiều chi phí để tài trợ cho HĐ SXKD.

Trong năm 2010, do tình hình hoạt động khó khăn nên DN đã phải áp dụng nhiều chính sách chiết khấu ưu đãi lớn, cũng như ra hạn tín dụng nợ để thu hút khách hàng khiến cho KPT tăng lên so với năm 2009. Thêm vào đó, những đối tác khách hàng của DN cũng khó khăn trong việc bán hàng nên thường xuyên kéo dài thời gian trả nợ. Nhưng sang năm 2011, trong khi giá cả tăng cao thì giá bán của tất cả các sản phẩm của DN đều chỉ tăng nhẹ mà chất lượng vẫn đảm bảo nên nhu cầu trên thị trường tăng mạnh mẽ. DN không còn phải tăng khuyến mại và tăng thời hạn tín dụng như trước nữa, trong thời gian cận Tết và cao điểm DN còn yêu cầu khách hàng phải ứng trước tiền hàng sau đó mới chuyển hàng nên vòng quay KPT của DN trong năm này tăng tới 63,19 vòng. Giúp DN giảm chi phí bị ứ đọng trong khâu thanh toán, giảm nhu cầu VLĐ thường xuyên và giúp tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU – BIA - NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM (VINALICO) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w