Thực hiện được mục tiêu đề ra, công ty Thuốc lá Thăng Long luôn đề cao vai trò

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất của công ty TNHH một thành viên thuốc lá (Trang 56)

công tác quản lý chi phí SX . Từ đó có thể góp phần theo dõi, kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí trong Công ty.

Năm 2010, định hướng về công tác quản lý chi phí SXKD và giá thành sản phẩm của Công ty là khá rõ ràng. Cụ thể:

• Đối với công tác quản lý chi phí SXKD cần phải thực hiện xây dựng các định mức tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm một cách chính xác, phù hợp. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát với tình hình quản lý và sử dụng NVL, vật tư phụ liệu.

• Đối với công tác quản lý NVL dự trữ phải đảm bảo nguyên liệu thuốc lá mốc sau bảo quản < 0.15%

•Đối với công tác thực hiện tiết kiệm, phải đảm bảo tình hình sử dụng giảm so với năm 2009. Cụ thể:

- NVL chính tiết kiệm > 0.1% - Vật tư phụ liệu tiết kiệm > 0.2% - Điện năng sử dụng tiết kiệm >1% - Nước sử dụng tiết kiệm >1%

- Sử dụng xăng dầu giảm so với định mức > 0.5%

• Đối với công tác quản lý hiệu quả sử dụng của tài sản, phải đảm bảo tăng năng suất thiết bị. Cụ thể:

- Dây chuyền chế biến sợi: Tăng năng suất >1% so với thực hiện năm 2009.

- Dây chuyền cuốn điếu đóng bao: Hiệu suất sử dụng thiết bị > 80% công suất thiết kế.

Như vậy, với những định hướng khá rõ ràng trên, Công ty sẽ cố gắng tìm tòi và thực hiện các biện pháp để có thể hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra trong năm 2010.

4.3. Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất tại công ty TNHH thuốc lá Thăng Long xuất tại công ty TNHH thuốc lá Thăng Long

4.3.1. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất tại công ty thuốc lá Thăng Long Thăng Long

4.3.1.1. Nhóm các giải pháp tiết kiệm chi phí, tăng cường công tác quản lý chi phí SXKD. SXKD.

Công ty phải thực hiện phát động chủ trương tiết kiệm chi phí, đồng thời Công ty cũng cần phải lập ra một ban kiểm tra giám sát việc tiết kiệm chi phí, đặc biệt là đối với chi phí NVL trực tiếp.

a. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm (70 – 80 %) nên muốn tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm thì khâu quản lý chi phí NVL trực tiếp cần phải được chú trọng. Cụ thể:

Thứ nhất, kiểm soát chi phí thông qua xây dựng định mức tiêu hao đồng thời phấn đấu giảm định mức tiêu hao NVL.

Hiện nay Công ty đã xây dựng được định mức tiêu hao NVL cho từng loại sản phẩm. Tuy nhiên các định mức tiêu hao này vẫn phải được quan tâm để lập cho chính xác và sát với thực tế. Việc xây dựng các định mức phải khoa học và dựa trên nhiều kênh thông tin khác nhau như: tiêu chuẩn kỹ thuật (phòng kỹ thuật cung cấp), chi phí thực tế nhiều kỳ (phòng kế toán) , dự toán chi phí. Các định mức phải được xem xét thường xuyên để đảm bảo tính hợp lý của chúng. Đồng thời các định mức phải được xây dựng cả về mặt lượng và mặt giá vì sự thay đổi của hai yếu tố trên đều tác động đến sự thay đổi của chi phí. Định mức lượng được xác định dựa trên sự kết hợp chủng loại, thành phần và số lượng các loại NVL để sản xuất ra một sản phẩm nào đó. Định mức giá ước lượng bằng cách tổng cộng tất cả các chi phí phát sinh có liên quan đến việc thu mua NVL.

Bên cạnh đó, Công ty cũng cần phải áp dụng các biện pháp nhằm giảm định mức tiêu hao NVL, từ đó có thể hạ giá thành sản phẩm.

Thứ hai, tăng cường công tác quản lý dự trữ NVL.

Công ty cần có những biện pháp quản lý tốt NVL đầu vào như xây dựng các nhà kho đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về độ ẩm, ánh 57ang thích hợp. Nếu nguyên vật liệu luôn

được cất trữ trong điều kiện tốt không chỉ sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt mà còn hạn chế tối đa lượng NVL, vật tư bị hỏng. Đồng thời, cần xây dựng hệ thống bảo vệ an ninh kho chặt chẽ, tránh tình trạng cháy, nổ, mất cắp thiệt hại cho Công ty.

Thứ ba, kiểm tra đơn giá từng loại vật tư sử dụng.

Vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất là rất nhiều và chúng thường được mua từ nhiều nguồn khác nhau với đơn giá thay đổi từng ngày. Đồng thời, lượng hóa đơn mua vật tư cũng vô cùng nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn hay gian lận. Vì vậy, Công ty cần phải kiểm tra đơn giá từng loại vật tư sử dụng một cách chặt chẽ, tham khảo giá cả phù hợp trên thị trường bằng cách tăng cường số người kiểm tra giám sát, giao trách nhiệm đến đúng người kiểm tra giám sát để đảm bảo vật tư đầu vào có giá rẻ. Từ đó có thể tiết kiêm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Thứ tư, chủ động tìm nguồn NVL đầu vào giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, đồng thời tăng cường công tác tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thay thế.

Công ty cần chú tâm đến công tác này bởi vì có thể thấy rằng về lâu về dài, công tác này sẽ là cơ sở giúp Công ty hạ thấp được giá thành sản phẩm. Công ty có thể áp dụng các biện pháp khuyến khích, khen thưởng cho các cá nhân hay bộ phận tìm được nguồn hàng rẻ hơn hiện tại.

b. Đối với chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí nhân công là khoản chi phí lao động sống được vật hoá vào trong giá trị sản phẩm. Vì thế muốn quản lý tốt chi phí tiền lương nói chung và tiết kiệm được chi phí nhân công trực tiếp đòi hỏi phải có sự kết hợp của phòng tổ chức nhân sự, công đoàn Công ty và phòng kế toán với các phân xưởng trong Công ty.

Thứ nhất, xây dựng hệ thống định mức nhân công trực tiếp.

Công ty nên xây dựng hệ thống định mức nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm dựa trên định mức về số giờ công lao động của mỗi bậc thợ và tiền lương cho mỗi giờ công đó thay vì dựa trên số ngày công lao động như hiện nay. Đồng thời, Công ty cần có kế hoạch tuyển dụng và phân công lao động sao cho phù hợp với chuyên môn của từng người, phù hợp với số lao động cần thiết, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, chi tiêu quỹ lương tiết kiệm, hiệu quả

Để tiết kiệm chi tiêu quỹ lương thì quỹ lương phải được sử dụng đúng mục đích, không sử dụng quỹ lương một cách tuỳ tiện để chi cho các mục đích khác. Bên cạnh đó, Công ty cần phải thường xuyên kiểm tra số lượng, chất lượng lao động có phù hợp với tiền lương được nhận hay không và đề ra quy định cắt giảm thưởng đối với những trường hợp lao động không hiệu quả đồng thời nâng cao thưởng cho những cá nhân, tổ, nhóm lao động tích cực.

c. Đối với chi phí sản xuất chung.

Chi phí SXC là khoản chi phí phát sinh chung cho toàn phân xưởng, bao gồm rất nhiều khoản chi phí khác nhau nên để quản lý tốt khoản mục chi phí này, cần phải xác định rõ chi phí nào là biến đổi, chi phí nào là cố định. Việc phân chia rõ ràng chi phí như vậy sẽ tạo cơ sở rất tốt cho công tác lập kế hoạch và ra quyết định kinh doanh của Công ty. Vì vậy, công tác này cần phải được thực hiện một cách chính xác và cẩn thận.

Bên cạnh đó, để có thể tiết kiệm được khoản chi phí này, Công ty cũng cần xác định rõ chi phí nào trong chi phí SXC là có thể tiết kiệm được, chi phí nào không thể giảm. Trong chi phí SXC, chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao là chi phí cố định. Tuy nhiên đối với chi phí lương nhân viên phân xưởng Công ty vẫn có thể tiết kiệm được thông qua xem xét nhu cầu công việc thực tế của từng phân xưởng. Còn đối với những chi phí như điện, nước dùng cho mục đích chung toàn phân xưởng ta có thể khuyến khích tiết kiệm, sử dụng hợp lý.

4.3.1.2. Nhóm các giải pháp hỗ trợ.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất của công ty TNHH một thành viên thuốc lá (Trang 56)