Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty năm

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất của công ty TNHH một thành viên thuốc lá (Trang 36)

Bên cạnh đó, từ bảng số liệu trên ta cũng thấy tổng chi phí SX hai năm 2007 và 2008 tăng không đáng kể, các khoản mục chi phí năm 2008 chỉ tăng kkhoảng 16 – 17% so với năm 2007. Do năm 2008 sản lượng sản xuất tăng, doanh nghiệp đã tăng doanh số xuất khẩu. Nhưng năm 2009 tăng rất nhanh, từ 83709853 (năm 2008) đến 131867937(năm 2009), với tốc độ tăng là 57,53%. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc lợi nhuận của Công ty đột ngột giảm mạnh trong năm 2009. Cụ thể:

- Chi phí NVL năm 2009 tăng 39.616.132 triệu đồng tương đương với 54,23% so với năm 2008. Chi phí NVL tăng đã ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. Như đã phân tích ở trên, chi phí NVL trực tiếp tăng mạnh là do giá nhập khẩu NVL từ Trung Quốc biến động mạnh, trong khi đó do sự biến động của thời tiết không thuận lợi, nguồn cung nguyên liệu chính ở trong nước là vô cùng khan hiếm. Những tỉnh trước đây là nguồn cung cấp chủ yếu cho Công ty như Lạng Sơn,

Cao Bằng đều hết hàng. Vì vậy, Công ty phải chấp nhận giá CIF từ Trung Quốc là rất cao làm cho chi phí NVL trực tiếp tăng mạnh.

- Chi phí NC trực tiếp cũng tăng 4.101.650 triệu đồng. Nguỵên nhân của sự gia tăng này là do năm 2009, Công ty thực hiện lộ trình tăng lương cho người lao động. Đồng thời, trong năm 2009, sản lượng sản phẩm sản xuất tăng cũng làm tăng chi phí tiền lương của công nhân sản xuất.

- Chi phí SXC: khoản mục phí này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng góp phần làm tăng chi phí SX của Công ty. Chi phí SXC tăng là do chính sách tăng lương của Công ty cho những nhân viên làm tại phân xưởng, đồng thời những chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí cho việc thuê ngoài vận chuyển hàng hoá cũng tăng. Tuy nhiên, trong khi sản lượng tiêu thụ sản phẩm tăng, CPBH tăng không phải là một dấu hiệu không tốt nhưng Công ty cần chú ý hơn để quản lý tốt và hiệu quả khoản mục phí này trong các kỳ tiếp theo.

Nhìn chung, thông qua các số liệu trên, ta có được cái nhìn tổng quan nhất về tình hình quản lý chi phí SXKD của Công ty. Đây sẽ là cơ sở để chúng ta có thể đưa ra được những biện pháp nhằm quản lý chi phí SXKD của Công ty tốt hơn trong các kỳ tiếp theo

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất của công ty TNHH một thành viên thuốc lá (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w