Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất chung.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất của công ty TNHH một thành viên thuốc lá (Trang 48)

Chi phí sản xuất chung chiếm khoảng 20% trong giá thành sản phẩm nói chung và khoảng 4% trong giá thành sản phẩm Sa Pa bao mềm. Các chi phí ở phân xưởng nào sẽ được tập hợp tại phân xưởng đó. Các chi phí bao gồm:

- Chi phí NVL xuất dùng cho phân xưởng: bao gồm các chi phí nguyên, nhiên liệu, chi phí vật liệu xuất dung để bảo trì, sửa chữa máy móc.

- Chi phí công cụ dụng cụ: là các khoản chi phí dùng cho phân xưởng như chi quần áo bảo hộ, các công cụ, các đồ dung liên quan đến công tác quản lý.

- Chi dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản như chi phí điện nước dùng cho phân xưởng, các khoản chi phí về chi phí thuê ngoài sửa chữa tài sản…

- Chi phí lương cho bộ phận quản lý phân xưởng: bao gồm các khoản lương và các khoản trích theo lương cho quản đốc phân xưởng, nhân viên thống kê và bộ phận vệ sinh trong phân xưởng.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: tại công ty các TSCĐ được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

- Chi phí thiệt hại trong sản xuất bao gồm các khoản thiệt hại như NVL xuất dung bị ẩm mốc, hỏng…hoặc các sản phẩm kém chất lượng không đạt tiêu chuẩn của phòng quản lý chất lượng.

- Ngoài ra còn có các khoản chi phí vệ sinh tạp vụ, chi điện thoại, chi y tế tại phân xưởng.

Như vậy, chi phí SXC bao gồm rất nhiều các khoản mục chi phí nhỏ khác. Việc quản lý các khoản mục chi phí này tốt hay không tốt đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Tại công ty Thuốc lá Thăng Long, trừ chi phí khấu hao TSCĐ, các khoản mục chi phí khác đều được chia thành chi phí khả biến và chi phí bất biến để xem xét, quản lý. Có thể nói, đây là một cách quản lý rất tốt bởi vì sau khi so sánh số chi thực tế của từng khoản mục phí với số chi kế hoạch có điều chỉnh theo sản lượng, công ty sẽ thấy những khoản mục phí này được sử dụng lãng phí hay tiết kiệm, từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp để xử lý. Tuy nhiên, trong chi phí SXC, chi phí khấu hao TSCĐ vẫn là chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn. Việc sử dụng tài sản và phương pháp trích khấu hao của công ty sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm nói riêng và toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty nói chung. Vì vậy, ta cần phải phân tích rõ hơn về tình hình trích khấu hao cũng như việc sử dụng tài sản của công ty trong quá trình phân tích công tác quản lý chi phí SXC.

Về tình hình trích khấu hao TSCĐ.

Chi phí khấu hao trong tháng 10/2009 được thể hiện trong bảng 3.9 sau.

Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng tình hình trích khấu hao và phương pháp tính khấu hao của công ty là khá rõ ràng và hợp lý. Việc trích khấu hao được thực hiện theo đúng quy định, các tài sản tăng, giảm trong tháng được kê khai chi tiết. Bên cạnh đó, công ty cũng trích trước chi phí sửa chữa tài sản để đảm bảo cho tài sản hoạt động thường xuyên, liên tục và không làm gián đoạn quy trình sản xuất.

Về tình hình sử dụng tài sản.

Việc sử dụng tài sản đóng vai trò rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Tài sản được sử dụng không hợp lý sẽ gây lãng phí, làm phát sịnh những khoản chi phí vượt ngoài kế hoạch, từ đó làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Vì vậy, công tác quản lý tài sản nhằm quản lý tốt chi phí SXC ngày càng đóng vai trò quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiêp.

Tại công ty Thuốc lá Thăng Long, tình hình sử dụng tài sản được phản ánh qua các chỉ tiêu được thể hiện qua bảng 3.10 sau.

Bảng 2.9

Phân bổ KHCB và trích trước sửa chữa lớn TSCTính đến cuối tháng 10/2009 (trích)

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất của công ty TNHH một thành viên thuốc lá (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w