BARBỘ PHẬN BẾP

Một phần của tài liệu luận văn khoa quản trị doanh nghiệp GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG POTOMAC HÀ NỘI.DOC (Trang 27)

BỘ PHẬN BẾP NV BẾP & TẠP VỤ BỘ PHẬN BẢO VỆ, LÁI TÀU, BẢO DƯỠNG

- Giám sát là người thay mặt giám đốc theo dõi quá trình làm việc của các nhân viên trong tổ bàn và bar. Phát hiện ra những sai xót của nhân viên để kịp thời giúp nhân viên sửa chữa, đồng thời có những đánh giá đúng đối với từng nhân viên.

- Phòng kế toán gồm có:

Bộ phận kế toán: Bộ phận này phụ trách về vấn đề ngân quỹ của nhà hàng, theo dõi thu chi, thực hiện các nhiệm vụ kế toán, lập kế hoạch. Bên cạnh đó, phòng còn có chức năng giúp giám đốc quản lý và điều hành tốt các hoạt động tài chính của nhà hàng, kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu khách hàng.

Bộ phận thu ngân: Bộ phận này chịu trách nhiệm về công tác thanh toán cho khách, đảm bảo việc thanh toán kịp thời, chính xác cho khách,

- Tổ bàn và tổ bar: Chức năng chính là phục vụ khách tiêu dùng các sản phẩm ăn uống. Thông qua chức năng của mình, tổ bàn và tổ bar có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày của khách và tổ chức phục vụ tiệc theo yêu cầu khách hàng.

- Tổ bếp gồm có:

Bộ phận bếp: Bộ phận này có chức năng chế biến các món ăn phục vụ cho nhu cầu ăn uống hàng ngày hoặc tại các bữa tiệc.

Bộ phận tạp vụ có nhiệm vụ tưới cây, tổng vệ sinh sàn, cầu, vớt rác mặt hồ, giúp đỡ cho tổ bếp thu dọn, rửa bát đĩa.

- Tổ bảo vệ gồm có:

Bộ phận bảo vệ: Bộ phận này có chức năng chủ yếu là bảo vệ, giữ gìn an ninh chật tự và bảo đảm an toàn cho toàn bộ nhà hàng. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ trông coi xe cho khách và nhân viên trong nhà hàng.

Bộ phận lái tàu và bảo dưỡng: Có nhiệm vụ sửa chữa điện nước, bảo dưỡng các trang thiết bị máy móc trong Công ty và thực hiện các công việc bảo dưỡng các hệ thống trên tàu thường xuyên để phòng ngừa mọi rắc rối có thể xảy ra với các trang thiết bị, đảm bảo cho chúng không bị hư hỏng.

 Đặc điểm cơ cấu và trình độ đội ngũ lao động tại Công ty

Bảng 3.1. Bảng cơ cấu và trình độ đội ngũ lao động tại Công ty Cổ phần Sông Potomac Hà Nội

Bộ phận Số lao động Tuổi TB Trình độ chuyên môn Trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh) Nam Nữ ĐH CĐ, TC SC, PT ĐH, CĐ C B A 1. Ban giám đốc 3 0 38 2 1 0 1 1 1 0 2. Bộ phận kế toán, thu ngân 0 4 28 1 3 0 0 1 3 0 3. Bộ phận phục vụ 3 4 23 0 4 3 0 2 2 3 4. Bộ phận bar 2 1 28 0 3 0 0 0 2 1 5. Bộ phận Bếp 7 1 27 0 5 3 0 1 2 5 6. Bộ phận tạp vụ 0 3 30 0 0 3 0 0 0 0 7. Bộ phận bảo vệ, lái tàu 0 7 37 0 2 5 0 0 0 0 Tổng số 15 20 3 18 14 1 5 10 9

(Nguồn Công ty Cổ phần sông Potomac)

Từ bảng trên ta thấy:

Trình độ nhân viên của Công ty là không đồng đều ở các bộ phận. Nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng chủ yếu ở bộ phận văn phòng bao gồm giám đốc, trợ lý giám đốc và bộ phận kế toán. Việc nâng cao trình độ cho nhân viên trong Công ty chủ yếu là do nhân viên tự học hỏi trong quá trình làm việc, Công ty hầu như chưa có các chương trình đào tạo nhân viên nào mà mới chỉ dừng lại ở việc tạo điều kiện về thời gian cho nhân học hỏi. Đội ngũ nhân viên của Công ty có độ tuổi trung bình khá trẻ. Tỷ lệ nam, nữ còn chưa đồng đều ở một số bộ phận như bộ phận bảo vệ, bộ phận lái tàu, bộ phận kế toán, bộ phận tạp vụ. Nhưng do tính chất công việc thì cơ cấu nam nữ như vậy cũng là hợp lý. Còn trình độ ngoại ngữ, bộ phận bảo vệ và tạp vụ không biết ngoại ngữ, còn các bộ phận khác nhìn chung đều có đủ vốn ngoại ngữ cần thiết để giao tiếp với khách hàng trong phạm vi công việc của mình. Nhưng trong tương lai, Công ty lên chú trọng phát triển trình độ ngoại ngữ của nhân viên để có thể đón tiếp và phục vụ tốt hơn nữa các đối tượng khách nước ngoài.

Một phần của tài liệu luận văn khoa quản trị doanh nghiệp GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG POTOMAC HÀ NỘI.DOC (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w