Trong điều kiện ngành nghề kinh doanh chủ yếu về bán hàng các thiết bị tự động hóa là tổng lợi ích kinh tế mà Công ty thu được về việc cung cấp hàng hóa. Trong một kỳ kế toán, để hoạt động tiêu thụ của Công ty ngày càng được đẩy mạnh, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, bên cạnh việc nghiên cứu nhu cầu phát triển ngành thiết bị tự động hóa, Công ty nghiên cứu và phát triển mạng lưới tiêu thụ
rộng khắp trên cả nước với sản phẩm hàng hóa đa dạng với hai phương thức bán hàng chủ yếu:
Bán hàng thu tiền trực tiếp: Cơ sở của mỗi nghiệp vụ bán hàng trong trường hợp này là các hợp đồng kinh tế đã kí kết hoặc theo đơn đặt hàng của khách hàng qua fax, điện thoại hoặc trực tiếp về tên mặt hàng, chất lượng sản phẩm, số lượng, thời hạn giao hàng, hình thức thanh toán và các điều khoản khác. Căn cứ và các đơn đặt hàng của các khách hàng đã được phê chuẩn, và có nhận kiểm soát chất lượng, kế toán tiến hành viết phiếu xuất kho theo yêu cầu thủ kho xuất hàng. Sau khi đã xuất hàng và giao hàng kế toán căn cứ lập hóa đơn GTGT.
Bán buôn trả chậm: Theo phương thức này khách hàng có thể buộc phải trả một phần hoặc nợ toàn bộ số tiền mua trong một thời gian cụ thể. Công ty sẽ ký khợp đồng mua hàng với khách hàng để có ràng buộc pháp lý. Cụ thể, sau khi ký hợp đồng, khách hàng đặt tiền trước khoảng 30% giá trị hợp đồng tùy theo mặt hàng, khối lượng và mối quan hệ mà tỷ lệ này có thể dao động, phần còn lại sẽ được thanh toán hết sau khi chuyển giao hàng hóa. Các điều khoản thanh toán được quy định cụ thể trong hợp đồng, đây là cơ sở pháp lý đồng thời là căn cứ để kế toán công nợ theo dõi và đốc thúc việc thu tiền từ khách hàng thanh toán chậm.
Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng được ghi nhận đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giai phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán;
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
2.2.2. Thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty