Tiền mặt, tiền gủi Ngân hàng Thu nhập khác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Ứng dụng giải pháp công nghệ (Trang 88)

: Thu nhập khác

Đồng thời ghi vào bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”

(5)Các khoản nợ phải thu khó đòi có thể được bán cho Công ty mua, bán nợ. Khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản nợ phải thu (đang phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán) cho Công ty mua, bán nợ và thu được tiền, ghi:

Nợ TK 111, 112 : (Số tiền thu được từ việc bán khoản nợ phải thu)

Nợ TK 1592 : Dự phòng phải thu khó đòi (Số chênh lệch được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi)

Nợ TK liên quan : (Số chênh lệch giữa giá gốc khoản nợ phải thu khó đòi với số tiền thu được từ bán khoản nợ và số đã được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của chính sách tài chính hiện hành)

Có TK 131,138 : Phải thu của khách hàng, phải thu khác

3.3.3. Xây dựng chính sách và thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hàng tồn kho

Trong quá trình tiêu thụ hàng hóa sẽ không tránh khỏi được việc có những mặt hàng tiêu thụ khá tốt nhưng cũng sẽ có những mặt hàng bị ứ đọng tồn kho. Mặt khác, trong nền kinh tế hiện nay luôn có những biến động về giá cả. Vì vậy, theo Thông tư số 228/2009/TT-

BTC, để đảm bảo chi phí sản xuất kinh doanh không có biến động lớn trong năm công ty nên tiến hành trích lập khoản dự phòng giảm giá cho hàng tồn kho. Công ty nên mở thêm Tài khoản 1593: “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”.

Điều kiện: Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:

- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc

các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.

- Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Phương pháp lập dự phòng:

Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau: Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa = Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo

cáo tài chính x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của

hàng tồn kho

Trong đó:

Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán bao gồm: Chi phí mua, các chi phí liên quan trực tiếp như chi phí thu mua hàng hóa như chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiên thuê kho, thuê bến bãi, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho quản lý doanh nghiệp; các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình mua hàng hóa.

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ chi phí tiêu thụ (ước tính).

Mức lập dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.

Xử lý khoản dự phòng:

Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo các quy định.

- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Ứng dụng giải pháp công nghệ (Trang 88)