- Trình độ cán bộ TTQT còn bất cập, nhiều khi thiếu tinh thần trách nhiệm, yếu kém về nghiệp vụ chuyên môn không nắm chắc tuân thủ các quy trình TTQT.
3. Các rủi ro xuất phát từ môi trường ngoà
2.3.3 Đo lường rủi ro, tổn thất trong hoạt động thanh toán quốc tế
2.3.3.1 Phương pháp tính định lượng mức độ rủi ro mà chi nhánh có thể gặp phải khi tiến hành thanh toán
Chi nhánh Vietcombank Ba Đình bằng cách quản lý các loại rủi ro xảy ra trong mỗi phương thức thanh toán xuất khẩu cho phép xác định phương thức thanh toán quốc tế nào xảy ra rủi ro nhiều hay ít, từ đó ước lượng được tần số rủi ro xảy ra trong mỗi phương thức thanh toán.
thức thanh toán, so sánh tổn thất gây ra khi thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế bằng việc xác định xem tổng số tiền đã bị mất đi và có khả năng đạt được nhưng đã không đạt được, từ đó tính ra tỷ lệ phần trăm (%) rủi ro giữa các phương thức thanh toán, xem phương thức nào gây ra rủi ro nhiều nhất để hạn chế rủi ro trong các phương thức đó.
Bảng 2.13: Tỷ lệ rủi ro giữa các phương thức thanh toán quốc tế
giai đoạn 2008-2011 STT Chỉ tiêu so sánh Rủi ro trong phương thức chuyển tiền (%) Rủi ro trong phương thức nhờ thu (%) Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ (%) 1 2008 27 6 67 2 2009 24 8 68 3 2010 19 8 73 4 2011 15 9 76
(Nguồn: Báo cáo cuối năm phòng thanh toán quốc tế Vietcombank Ba Đình)
Tại Vietcombank Ba Đình hiện nay xảy ra rủi ro nhiều nhất khi thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Với tỷ lệ rủi ro ngày càng tăng qua các năm, năm 2008 tỷ lệ rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ mới chỉ chiếm 67% mà đến hết năm 2011, việc thực hiện phương thức tín dụng chứng từ có tỷ lệ rủi ro là 76%, tăng gần 10%. Sự gia tăng mãnh liệt này xuất phát từ chính đặc điểm phức tạp, rắc rối của phương thức thanh toán này. Do vậy chi nhánh cần quan tâm đặc biệt đến
việc quản lý rủi ro khi thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
2.3.3.2 Phương pháp định tính xác định mức độ rủi ro mà chi nhánh có thê gặp phải khi tiến hành thanh toán
* Phương pháp phân tích, cảm quan
Là phương pháp dự đoán rủi ro dựa trên cơ sở tổng hợp một loạt cái ngẫu nhiên, từ đó suy ra cái tất nhiên, từ một loạt vấn đề về hình thức, từ đó suy ra nội dung cũng như bản chất.
Chi nhánh đã áp dụng phân tích tổng hợp, dựa vào một số kinh nghiệm và những cảm quan đặc biệt của người thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế để dự đoán, dự báo rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
Ví dụ như trong năm vừa qua, chi nhánh dựa trên thực tế khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình hình tài chính thế giới biến động, đồng USD và EURO mất giá, nhiều quốc gia trên thế giới đã giảm tỷ lệ nhập khẩu, đặc biệt là Mỹ và các nước EU. Chi nhánh sau khi phân tích tình hình thị trường đã dự đoán khi tiến hành thực hiện thanh toán hàng xuất khẩu sang các nước EU hay Mỹ sẽ gặp rủi ro lớn vì có thể khách hàng nhập khẩu sẽ không thanh toán cho người sản xuất Việt Nam do viện lý do gặp khó khăn về kinh tế. Phân tích trước các rủi ro như vậy, chi nhánh luôn thận trọng khi thực hiện các hợp đồng thanh toán cho hàng xuất khẩu sang các nước EU, Mỹ hay một số nước chịu cấm vận của Mỹ. Nhờ đó chi nhánh có thể tránh được các rủi ro gây thiệt hại về tài sản cũng như tiền bạc cả cho ngân hàng và cả cho nhà xuất khẩu.
* Phương pháp chuyên gia
Bên cạnh việc phân tích cảm quan, chi nhánh còn dựa trên nghiên cứu của các chuyên gia trong các lĩnh vực thanh toán quốc tế, quản trị rủi ro, bảo hiểm, kinh doanh ngoại tệ.. để đánh giá nguy cơ rủi ro.
Sau khi nghiên cứu những tài liệu vể thị trường, nhân tố tác động, nguyên nhân rủi ro trong quá khứ và hiện tại, mỗi chuyên gia sẽ cho đánh giá về mức độ nghiêm trọng và tần suất xảy ra rủi ro. Tổng hợp ý kiến đánh giá của các chuyên gia
chi nhánh sẽ dự đoán về nguy cơ rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế.
Chi nhánh thường xuyên có những buổi họp định kỳ tập hợp các chuyên gia trong các lĩnh vực thanh toán quốc tế, quản trị rủi ro, bảo hiểm, kinh doanh ngoại tệ...để thu thập ý kiến, nhận định và đề ra các giải pháp nhằm phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng. Như trong năm 2011 vừa qua, khi thực hiện hợp đồng thanh toán xuất khẩu đối với hàng dệt may Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ, các nhân viên thanh toán xuất khẩu sau khi nghiên cứu kỹ thị trường cùng với việc tập hợp ý kiến của ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đã tư vấn cho khách hàng thận trọng khi xuất khẩu sang thị trường này, vì rất có thể khách hàng sẽ viện lý do gặp khó khăn về kinh tế để từ chối thanh toán, nhờ đó có thể giảm được thiệt hại đáng kể cho chi nhánh.
2.3.3.3 Dự đoán mức độ thiệt hại nếu rủi ro xảy ra
Chi nhánh dự đoán mức độ thiệt hại bằng cách thực hiện so sánh giữa các rủi ro đã xảy ra và thiệt hại mà các rủi ro đó gây ra kết hợp với việc nghiên cứu kỹ lưỡng kết quả kinh doanh và tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp xuất khẩu. Từ đó tính ra các thiệt hại nếu như các rủi ro xảy ra. Tổn thất nghiêm trọng nhất xảy đến với chi nhánh là các tổn thất khi thực hiện cho vay tín dụng thực hiện xuất khẩu. Do đó chi nhánh đã đưa ra hạn mức tín dụng cho mỗi doanh nghiệp có nhu cầu vay tín dụng để phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng.
Ví dụ: một doanh nghiệp muốn vay vốn thực hiện sản xuất hàng xuất khẩu, chi nhánh yêu cầu doanh nghiệp cần có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được chi nhánh thẩm định và chấp thuận cho vay. Nhà xuất khẩu có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Ngoài ra, nhà xuất khẩu phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn. Mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu đã ký hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng. Mức vốn cho vay đối với từng trường hợp do chi nhánh quyết định theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm của từng hợp đồng xuất khẩu và khả năng trả nợ của nhà xuất khẩu nhưng không quá 12 tháng. Trường hợp cần thiết, thời hạn cho vay trên 12 tháng thì nhà xuất khẩu mới đủ điều kiện thực hiện hợp đồng xuất khẩu, NHNT Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
Sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng và nhận thấy doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn, ngân hàng mới tiến hành cho vay vốn để phục vụ doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu. Từ đó ngân hàng có thể dự đoán chính xác mức độ thiệt hại nếu như có xảy ra rủi ro.