BA ĐÌNH NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm 2009-
2.1.3.1. Công tác huy động vốn:
Ngay từ khi thành lập, công tác huy động vốn tại chi nhánh luôn được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình kinh tế đang có nhiều biến động, chỉ số lạm phát ở mức cao, thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt từ phía các NHTM khác và các tổ chức tín dụng, chi nhánh đã nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu huy động được Ngân hàng ngoại thương Việt Nam giao, thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn có lãi suất hợp lý, đi kèm với đó là các chương trình khuyến mại , chủ động tìm kiếm khách hàng, cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo. Do đó tốc độ tăng trường huy động vốn của chi nhánh tương đối tốt và ổn định.
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn Vietcombank Ba Đình trong năm 2009-2011
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tổng giá trị huy động vốn (tỷ đồng) 2607,13 3356,64 3727,68 Tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động (%) 26 28,75 11,1
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh VietcomBank Ba Đình)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, công tác huy động vốn của chi nhánh luôn giữ được mức tăng trưởng hàng năm, tốc độ tăng trưởng luôn đạt trên 2 con số. Điều này là do thu nhập của khách hàng hàng năm tăng lên nên nhu cầu gửi tiền cũng tăng. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay tốc độ giảm dần do tình hình kinh tế khó khăn, người dân giữ tiền đầu tư vào các hình thức khác như bất động sản, chứng
khoán... kỳ vọng sinh lời lớn hơn lãi suất ngân hàng, đặc biệt khi trong năm 2011 NHNN quy định trần lãi suất tiền gửi VND là 14%. Ngoài ra chi nhánh cũng phải cạnh tranh với các NHTM khác cũng đưa ra rất nhiều sản phẩm, hình thức ưu đãi lãi suất để thu hút khách hàng. Nhìn chung với giá trị huy động vốn năm 2011 đạt 3727,68 tỷ đồng, tăng 11,1% so với năm 2010 là những con số phản ánh được hiệu quả tốt của hoạt động thu hút vốn từ nền kinh tế của chi nhánh trong bối cảnh thị trường vốn hiện nay.
Cụ thể:
• Năm 2009: Có thể nói năm 2009 là năm rất thành công của chi nhánh Ba đình trong hoạt động huy vốn. Tổng giá lý huy động vốn tính đến hết năm 2009 là 2607,13 tỷ quy VND, tăng 26% so với năm 2008, là con số ấn tượng so với mức tăng huy động vốn của toàn Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam năm 2009 là 17,5%.
Trong đó, huy động bằng VND là 2094,68 tỷ đồng , tăng 28,8% so với năm trước. Doanh số huy động ngoại tệ đạt 35,4 triệu quy USD bằng 125,6% so với cùng kỳ năm 2008.
Phân theo đối tượng huy động:
- Huy động từ dân cư: đạt 1988,79 tỷ đồng, chiếm 76,28%, tăng 25% so với năm 2008.
- Huy động từ tổ chức kinh tế: đạt 618,34 tỷ đồng, tăng 27,7% so với năm 2008, chiếm 23,72% tổng nguồn vốn huy động.
• Năm 2010: Nối tiếp thành công của năm 2009, tính đến hết năm 2010, doanh số huy động của chi nhánh đạt 3356,64 tỷ quy VND, tăng 28,75% so với năm 2009, bẳng 113,25% kế hoạch đặt ra. Năm 2010 là năm nền kinh tế phục hồi sau ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá cao (6,83%) thu nhập của người dân tăng nên lượng vốn huy động từ tiền nhàn rỗi cũng tăng lên 749,51 tỷ so với năm trước. Đây là thành
quả đáng tự hào của 1 chi nhánh, có được nhờ sự nỗ lực tìm kiếm và giữ chân khách hàng với thương hiệu Vietcombank uy tín trước sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trong nước và nước ngoài, tỷ lệ lạm phát cao ở mức 11,75%, lãi suất, tỷ giá diễn biến phức tạp, cùng xu hướng chuyển vốn sang đầu tư bất động sản, thị trường chứng khoán...
Phân theo loại tiền gửi:
- Huy động bằng VND: trong năm chi nhánh đã huy động được 2553,14 tỷ đồng, tăng 21,88% so với năm 2009, chiếm 71,71% tổng vốn huy động.
- Huy động bằng ngoại tệ: đạt 41,1 triệu quy đổi USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2009.
Phân theo đối tượng huy động:
- Huy động từ khách hàng cá nhân: doanh số huy động đạt 2505,66 tỷ đồng, tăng 25,99% so với năm 2009, chiếm 74,65% tổng vốn huy động được trong năm.
- Huy động từ các tổ chức kinh tế: đạt 850,98 tỷ đồng, tăng 37,62% so với năm ngoái, chiếm 25,35% tổng vốn huy động.
Năm 2011:
Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn theo đối tượng huy động
Chỉ tiêu Số dư năm 2011 (tỷ đồng) Tỷ trọng % so với năm 2010 Tốc độ tăng năm 2010 Tốc độ tăng năm 2009 Dân cư 2791,65 74,89% 11,41% 35,99% 25% Tổ chức kinh tế 936,65 25,11% 10,67% 37,62% 27,7%
Biểu đồ 2.1: Tổng giá trị huy động vốn qua 3 năm 2009-2011
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy : tổng vốn huy động đạt 3727,68 tỷ quy VND, tương ứng tăng 11,1% so với năm 2010, hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong năm qua đã đạt được những con số tăng trưởng liên tục, dù tốc độ tăng thấp hơn so với 2 năm trước. lý giải cho điều này: đây là năm nền kinh tế và ngành ngân hàng có nhiều biến động, thay đổi. Lạm phát vẫn ở mức cao, thu nhập người dân có tăng nhưng không kịp tốc độ tăng giá, doanh nghiệp thiếu vốn, giá vàng, USD tăng cao... , người dân mất niềm tin vào đồng nội tệ, thanh khoản khó khăn, khiến cho các ngân hàng cạnh tranh càng gay gắt để thu hút vốn từ dân cư khi NHNN áp trần lãi suất, thậm chí nhiều ngân hàng còn thỏa thuận ngầm lãi suất để lôi kéo khách. Nhiều khách khàng rút tiền gửi khỏi Vietcombank Ba Đình, tuy vậy với nỗ lực cuả ban giám đốc và nhân viên chi nhánh, phát huy uy tín của 1 ngân hàng lớn, kinh doanh ổn định, đa dạng hóa sản phẩm, ưu đãi lãi suất, cải tiến công nghệ ngân hàng... chi nhánh đến hết năm 2011 vẫn hoàn thành chỉ tiêu được giao, nỗ lực thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư, tỷ trọng nguồn vốn từ cá nhân luôn chiếm trên 75% tổng vốn huy động.
Vốn huy động bằng VND là 2848,6 tỷ đồng, tăng 11,57% so với năm 2010. Vốn huy động ngoại tệ là 44,17 triệu quy ra USD, tăng 7,5% so với năm ngoái. Vietcombank Ba Đình năm 2011 có thị phần huy động vốn chiếm 1,12% thị phần huy động của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Hoạt động tín dụng của chi nhánh luôn được quan tâm đặc biệt theo phương châm “phát triển an toàn, bền vững”, đảm bảo tạo được nguồn thu cho chi nhánh đồng thời đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kình tế, bám sát chủ trương của Chính phủ và chính sách của Ngân hàng Nhà nước cũng như sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Từ những ngày đầu thành lập, Chi nhánh VCB Ba Đình luôn thực hiện chủ trương khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân, tập trung phát triển mảng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ, các công ty 100% vốn nước ngoài. Tình hình dư nợ tín dụng và cơ cấu cho vay theo đối trượng được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng trong ba năm 2009-2011 theo đối tượng cho vay
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tổng dư nợ 951,85 1329,81 1650,96
Tăng trưởng tổng dư nợ 40,6% 39,71% 24,15%
Tỷ trọng dư nợ SMEs 75,5% 74,13% 73,28%
Tỷ trọng dư nợ thể nhân 17,87% 18,91% 22,19%
Tỷ lệ nợ xấu 0,16% 0.19% 0.25%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh VCB Ba Đình năm 2009-2011)
Qua bảng trên ta thấy dư nợ tín dụng của chi nhánh đều tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng trên 20%, đặc biệt là năm 2009 và 2010 (tăng tương ứng 40,6% và 39,71%). Năm 2011 tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 24,5%, điều này có thể lý giải do
- Việc thắt chặt tiền tệ, kiểm soát tăng trưởng tín dụng nóng nhăm kìm chế lạm phát, mà đỉnh điểm là vào cuối năm 2011, đã gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng nói chung, Vietcombank và Vietcombank Ba Đình nói riêng trong hoạt động cho vay. Đồng thời tăng trưởng huy động vốn thấp hơn so với các năm trước cũng
góp phần hạn chế khả năng cho vay ra của chi nhánh, lãi suất cho vay cao hơn cũng khiến nhiều khách hàng không có khả năng tiếp cận.
- Thực hiện các chính sách của Chính phủ nên tín dụng bất động sản bị hạn chế, thị trường bị đình đốn kết hợp với lãi suất cao nên dư nợ cho vay bất động sản giảm.
- Xu hướng giảm tốc độ tăng tín dụng giảm dần trong 3 năm gần đây nằm trong định hướng kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của Vietcombank. Theo đó, chi nhánh thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng , chủ động rà soát lại toàn bộ các khoản vay và thẩm định chặt chẽ hơn nhằm lựa chọn khách hàng tốt nhất, cấp các khoản tín dụng đảm bảo an toàn.
- Một số khách hàng đặc biệt vay thế chấp sổ tiết kiệm với số dư lớn nhưng trong thời gian ngắn nên dư nợ đối với các khách hàng này biến động liên tục trong thời gian ngắn. Các ngân hàng khác có ưu đãi lãi suất đặc biệt khi vay thế chấp sổ tiết kiệm của chính ngân hàng mình. Do tình trạng lừa đảo các giấy tờ có giá của các ngân hàng khác nên chi nhánh đã hạn chế cho vay thế chấp sổ tiết kiệm của các ngân hàng khác.
Về cơ cấu cho vay phân theo đối tượng, tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoại chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ. Tỷ lệ cho vay nợ có tài sản đảm bảo đạt 96% trêm tổng dư nợ , không tính tới tài sản hình thành từ vốn vay. Điều này đảm bảo khả năng thanh toán của chi nhánh và giảm rủi ro về tín dụng, chi nhánh đã và đang cố gắng phát huy.
Nhìn vào bảng trên có thể thấy được tỷ trọng dư nợ thể nhân tăng dần qua 3 năm. Đến năm 2011 chi nhánh đã chú trọng cho vay đến thể nhân với các hình thức cầm cố về thế chấp tài sản là các chứng từ có giá lý do ngân hàng ngoại thương việt nam hay các tổ chức tín dụng phát hành, xe ôtô, quyền sở dụng đất và tài sản gắn với đất….tỷ trọng dư nợ thể nhân là 22,19%, cao hơn so với năm 2010: dư nợ thể nhân chiếm 18,91% và năm 2009 chỉ là 17,87%. Các khoản cho vay được thẩm
định tốt, đảm bảo khả năng thu hồi, tài sản đảm bảo được thực hiện đầy đủ quy định theo pháp luật và quy chế cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoạt thương Việt Nam. Trong tương lai thì hoạt động cho vay đối với thể nhân sẽ được chú trọng nhiều hơn.
Bảng 2.4 : Dư nợ tín dụng theo thời gian qua ba năm 2009- 2011
(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Dư nợ Tăng trưởng Dư nợ Tăng trưởng Dư nợ tăng trưởng Nợ ngắn hạn 637,11 44% 902,08 41,59% 1178,66 30,66% Nợ trung dài hạn 314,74 38,84% 427,73 35,89% 472,3 10,42%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Vietcombank Ba Đình)
Biểuđồ 2.2: Cơ cấu dư nợ theo thời gian qua các năm 2009-2011
Hoạt động cho vay của chi nhánh Ba Đình thì cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn và tăng dần qua các năm, tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn cũng ở mức cao. Qua 3 năm, tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng nhanh từ năm 2010 so với năm 2009 (từ 65,89% lên 71,47%) và xu hướng này tiếp tục trong năm 2011: tỷ
trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 72,25%, dư nợ trung và dài hạn giảm xuống còn chiếm 27,75%. Điều này cũng cho thấy mặc dù các khoản vay trung và dài hạn có lãi suất cao hơn, đem lại nhiều lợi nhuận hơn nhưng chi nhánh những năm gần đây đã có sự chú trọng quản lý rủi ro hơn, bởi các khoản vay ngắn hạn, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn do đó ít rủi ro hơn. Đồng thời Vietcombank Ba Đình cũng thực hiện kiểm soát tăng trưởng dư nợ trung và dài hạn theo đúng hướng nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định “tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn”. Thể hiện trong năm 2011, dư nợ trung dài hạn chỉ là 10,42%, sự giảm sút rất nhanh nếu so với năm 2010 tăng trưởng ở mức 35,89% và năm 2009 là 38,84%.
Tăng cường vay ngắn hạn, bộ phận vay phục vụ sản xuất, kinh doanh để rút ngắn vòng quay vốn, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn cho vay, mặt khác cũng đưa lại thu nhập cao hơn cho chi nhánh. Tuy nhiên cần chú ý khi năm 2011 một loạt nhà đầu cơ bất động sản vỡ nợ do thi trường đóng băng đã không thể trả lãi trong ngắn hạn cao ngất ngưởng của ngân hàng, dẫn đến tình trạng một loạt nợ xấu tại hệ thống các ngân hàng, gây rủi ro thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Trong tình hình một loạt các doanh nghiệp phá sản đóng cửa, một loạt tín dụng đen vỡ nợ, ôm tiền bỏ chạy, thị trường bất động sản đóng băng và không được phép cấp tín dụng, thị trường năm 2011 làm điêu đứng toàn thể nền kinh tế Việt Nam nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng thì chi nhánh vẫn giữ nợ chỉ ở nợ loại 2 và loại 3 tồn đọng ít nợ xấu (từ 0,16% năm 2009 đến 0.25% năm 2011) là biểu hiện khá tốt, chứng tỏ chất lượng thẩm định khách hàng tốt hiệu quả và khá chính xác của nhân viên cũng như giám đốc.
2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ.
Hoạt động dịch vụ là hoạt động thê mạnh của Vietcombank với hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại, mạng lưới đại lý rộng khắp cả nước và nước ngoài, nhiều sản phẩm ngân hàng tiện ích. Là một chi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Vietcombank chi nhánh Ba Đình luôn cố gắng phát huy ưu thế, giữ vững uy tín và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng . Hoạt động kinh doanh dich vụ của chi nhán cũng đạt được
những thành công đáng kể cụ thể:
* Dịch vụ phát hành thẻ và thanh toán thẻ.
Trong 3năm gần đây, tất cả các chi tiêu về thẻ của chi nhánh đều hoàn thành vượt chỉ tiêu được giao. Số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán thẻ không ngừng gia tăng qua các năm và tăng trưởng với tốc độ tương đối tốt.
Về thẻ ghi nợ: doanh số sử dụng thẻ ATM tại POS và doanh số sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế của chi nhánh năm 2011 gấp 1,5 lần kế hoạt đặt ra, tính trong 3 năm, tổng số thẻ ghi nợ năm 2011 đã gấp 5 lần năm 2009. Có được điều này là do thói quen sử dụng thẻ để thanh toán của người dân đã dần hình thành trong những năm gần đây khi tiến hành trả lương vào thẻ, mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ cũng ngày càng được mở rộng , tăng về số lượng và phát triển mạnh về doanh số thanh toán do chi nhánh có chính sách marketing hiệu quả trong công tác chăm sóc và phát triển đơn vị.Tuy nhiên vẫn còn một số trục trặc trong quá trình thanh toán thẻ ghi nợ mà chi nhánh cần khắc phục.
Chỉ trong tháng 11 năm 2011 số lượng thẻ Vietcombank Ba Đình phát hành là - Thẻ ATM: 4396 thẻ với doanh số rút tiền mặt là 102,58 tỷ đồng, doanh số
chuyển khoản là 31,17 tỷ đồng. - Thẻ Connect 24 visa là 495 thẻ. - Thẻ SG là 83 thẻ.
Nâng tổng số thẻ ghi nợ do Vietcombank chi nhánh Ba Đình phát hành trong năm 2011 lên 15.938 thẻ, tăng 33,7% so với năm 2010.
Số lượng tài khoản cá nhân là 4.152 tài khoản, nâng tổng số tài khoản tại chi nhánh lên 13.005 tài khoản. Số lượng tài khoản tổ chức kinh tế là 227 tài khoản, nâng tổng số tài khoản đơn vị lên 771 tài khoản.
Số lượng đơn vị đăng kí trả lương qua tài khoản là 53 đơn vị với doanh số trên