Kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình (Trang 111)

- Trình độ cán bộ TTQT còn bất cập, nhiều khi thiếu tinh thần trách nhiệm, yếu kém về nghiệp vụ chuyên môn không nắm chắc tuân thủ các quy trình TTQT.

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng nhà nước

IETCOMBANK CHI NHÁNH BA ĐÌNH 3.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng nhà nước

3.3.1.1 Tăng cường quyền tự chủ kinh doanh và tính độc lập cho các ngân hàng thương mại

Trên cơ sở thống nhất hóa hệ thống thông tin và chế độ báo cáo thống kê. Đề nghị chính phủ cho phép thí điểm mở rộng hơn quyền tự chủ của các ngân hàng thương mại cổ phần và coi đây là một trong những điều kiện cần thiết tạo ra những động lực để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng hoạt động, quản trị rủi ro và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay có rất nhiều các nghiệp vụ kinh doanh và phòng chống rủi ro được ngân hàng ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường thực hiệ nhưng lại chưa thể thực hiện ở Việt Nam bởi những quy định giới hạn của Ngân hàng nhà nước. Cụ thể là các hoạt động phái sinh ngoại hối, lãi suất và chứng khoán hoặc bị cấm, hoặc chỉ cho phép một số ngân hàng thực hiện. Đây là sự thiếu bình đẳng và tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động tài chính ngân hàng. Vậy đề nghị Chính phủ và Ngân hàng nhà nước cần nhanh chóng bãi bỏ các quy định hạn chế về nghiệp vụ kinh doanh và phòng chống rủi ro cũng như các quy định hành chính khác. Thay vào đó, nên áp dụng những phương pháp quản lý mang tính chât pháp lý - kinh tế thì việc quản lý sẽ có hiệu quả cao hơn mà năng lực quản trị nói chung và quản trị rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại nói riêng cũng sẽ được cải thiện.

3.3.1.2 Củng cố và phát triển thị trường tiền tệ

Hầu hết các công cụ thực hiện phòng chống rủi ro của ngân hàng thương mại đều được thực hiện trên thị trường tiền tệ. Do vậy, củng cố và phát triển thị trường tiền tệ có ý nghĩa rất quan trọng đến việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại. Trong những năm gần đây, thị trường tiền tệ nước ta đã từng bước được hình thành và phát triển, song vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu phát triền của nền kinh tế và hoạt động ngân hàng. Trên thực tế, các ngân hàng thương mại Việt

Nam chưa thực sự tận dụng được những ưu thế của thị trường tiền tệ kể từ việc xác định lãi suất đến việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh để hạn chế rủi ro. Sự phối hợp giữa Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước vừa qua chưa chặt chẽ, nhất là về cơ chế xác định lãi suất của thị trường tiền tệ (Vẫn lệ thuộc vào lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước). Do vậy, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước và Bộ tài chính cần tiếp tục giải phóng đối với lãi suất, chuyển sang áp dụng cơ chế thị trường xác định lãi suất. Điều này cũng phù hợp với xu hướng xóa bỏ tài chính kiềm chế, thực hiện hội nhập quốc tế về ngân hàng tài chính một cách chủ động và tích cực.

3.3.1.3 Hỗ trợ các ngân hàng trong quá trình thực hiện hội nhập quốc tế về ngân hàng tài chính

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác đa phương, song phương nhằm khơi thông các quan hệ ngân hàng và tận dụng các nguồn vốn từ các nước và các tổ chức quốc tế như: tham gia các điều ước quốc tế về ngân hàng, các thỏa thuận ngân hàng trung ương, các diễn đàn khu vực và quốc tế về ngân hàng, các thỏa thuận ngân hàng trung ương, các diễn đàn khu vực và quốc tế về dịch vụ ngân hàng. Cải cách lại hệ thống kế toán cho phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Chú trọng đến việc đầu tư cho hạ tầng cơ sở của các ngân hàng như hệ thống thông tin, mạng máy tính. Kết hợp với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế để tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin, kế toán và xử lỹ thông tin kế toán ngân hàng, hệ thống chuyển tiền tự động.

Rà soát để xây dựng các môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, an toàn cho các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng.

Hoàn thiện các quy định về quản lý ngoại hối cho phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế về tài chính - ngân hàng theo hướng xây dựng cơ chế quản lý ngoại hối mở. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện phát triển các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối, đặc biệt là các nghiệp vụ phòng chống rủi ro về hối đoái trong cơ cấu tài sản của ngân

hàng và bảo vệ lợi ích của khách hàng.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình (Trang 111)