Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình (Trang 59)

C. Tổng doanh số thanh toán

2.2.2.Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế

Trong giai đoạn 2009-2011, hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank chi nhánh Ba Đình khá thành công và hiệu quả nên uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng cao. Đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán xuất khẩu, chi nhánh đã xây dựng được uy tín, hình ảnh và tầm ảnh hưởng của mình đối với các doanh nghiệp là khách hàng tham gia hoạt động thanh toán xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đóng góp vào thành công trên của chi nhánh trong những năm qua là kết quả của những nỗ lực

của cán bộ thanh toán xuất khẩu trong việc hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất khẩu, tạo dựng hình ảnh và thương hiệu của Vietcombank Ba Đình.. Tuy nhiên, bộ phận thanh toán quốc tế cũng phải đối mặt với một số khó khăn, đặc biệt là rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế. Theo báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 2009 đến 2011, tỷ lệ rủi ro trong thanh toán XNK duy trì ở mức 4-5% mỗi năm. Trong khi đó, mức rủi ro trung bình hàng năm trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hà Nội là 3-5%. Qua đó có thể thấy tỷ lệ rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Vietcombank Ba Đình vẫn còn hơi cao so với mặt bằng chung. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng mà còn gây những ảnh hưởng không tốt đến uy tín của chi nhánh trong lòng khách hàng.

2.2.2.1. Rủi ro trong phương thức thanh toán nhờ thu

Trong phương thức nhờ thu chứng từ (cả nhờ thu trơn và nhơ thu kèm chứng từ), ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian thanh toán, rủi ro đối với bên bán là vấn đề đáng quan tâm. Việc nhận được tiền hàng của người xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào khả năng tài chính và thiện chí của người mua. Nói như vậy không có nghĩa ngân hàng không chịu rủi ro gì trong hoạt động này.

Rủi ro do khách hàng gây ra trong phương thức thanh toán này là chủ yếu. Người dân chưa có kiến thức đối với việc thanh toán quốc tế, thậm chí gây cho nhân viên không tránh khỏi những sai sót như: Khi chỉ thị trong giấy đề nghị nhờ thu của khách hàng không đầy đủ, rõ ràng làm cho ngân hàng nhiều khi không biết phải làm gì khi có những việc xảy ra ngoài dự đoán.

Trong nhờ thu chứng từ, các rủi ro nếu xảy ra thường liên quan nhiều đến hai bên xuất nhập khẩu, nguyên nhân là do trình độ ngoại thương và thiện chí của các bên trong giao dịch. Các ngân hàng tham gia vào nhờ thu nếu có chịu tổn thất lớn chỉ khi có rủi ro quốc gia xảy ra như xung đột chính trị, mâu thuẫn tôn giáo, đình công, chiến tranh nhưng rất hãn hữu và thực tế thì chưa xảy ra rủi ro loại này ở Vietcombank Ba Đình. Trong hoạt động thanh toán xuất khẩu, Vietcombank chi nhánh Ba Đình

thường sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C và thanh toán chuyển tiền, phương thức nhờ thu được sử dụng rất ít và hầu như không phát triển. Sự chênh lệch này phản ánh sự kém linh hoạt, thiếu đa dạng phong phú trong hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh. Phương thức thanh toán bằng nhờ thu là phương thức thanh toán an toàn cho ngân hàng, do vậy chi nhánh cần có những giải pháp thúc đẩy và mở rộng hoạt động thanh toán bằng phương thức nhờ thu.

2.2.2.2. Rủi ro trong phương thức thanh toán chuyển tiền

Trong phương thức thanh toán chuyển tiền là phương thức dựa trên lòng tin, sự tín nhiệm giữa hai bên mua – bán nếu không nó sẽ chứa đựng những rủi ro lớn. Hình thức thanh toán này chủ yếu áp dụng cho việc chuyển tiền kiều hối hay trả nợ đối với những bạn hàng lâu năm. Trong phương thức thanh toán này, chi nhánh chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán và rủi ro chỉ đên với chi nhánh khi chi nhánh cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp thanh toán chuyển tiền hoặc phát hành một thư bảo lãnh cho khoản tiền ứng trước mà không xem xét kỹ hợp đồng ngoại thương cũng như các chứng từ liên quan. Liên quan đến bài học về rủi ro trong thanh toán chuyển tiền tại Vietcombank Ba Đình chúng ta có thể nghiên cứu tình huống sau:

* Rủi ro đạo đức

Công ty xuất nhập khẩu chè của Việt Nam đã ký hợp đồng cung cấp chè cho công ty thương mại xuất nhập khẩu ở Trung Quốc, tuy nhiên cho đến nay, công ty xuất nhập khẩu chè trên vẫn chưa nhận được tiền thanh toán từ công ty mậu dịch ở Trung Quốc mặc dù công ty này đã nhận hàng. Nguyên nhân là khi ký hợp đồng, công ty xuất nhập khẩu chè đã ký giao cho công ty thương mại xuất nhập khẩu ở Trung Quốc lô chè qua chế biến trị giá USD 100.000 và công ty xuất nhập khẩu trên phải đặt cọc USD 20.000 tại Ngân hàng phục vụ mình trước khi nhận được hàng, khi nhận giấy báo có của Hải quan thì Ngân hàng bên mua phải chuyển ngay số tiền đặt cọc đó cho bên bán, phần còn lại được bên mua thanh toán nốt sau 15 ngày nhận hàng. Thực tế là công ty xuất nhập khẩu ở Trung Quốc lại không đặt cọc tại ngân hàng nơi sẽ thanh toán hợp đồng mà lại đặt cọc tại một cơ quan khác ngoài hệ thống

ngân hàng. Cuối cùng công ty đó viện cớ “hàng bị hỏng hoàn toàn” để không thanh toán, trong khi các chứng từ biên bản xác nhận sự hư hỏng hàng hóa đều do cơ quan kiểm dịch của Trung Quốc đơn phương đưa ra.

Bài học cho doanh nghiệp xuất khẩu trên là phải tìm hiểu kỹ đối tác và thận trọng trong ký kết hợp đồng và bài học cho Vietcombank Ba Đình là phải tìm hiểu kỹ ngân hàng thanh toán để giúp khách hàng tránh rủi ro và đặc biệt trong trường hợp này chi nhánh đã không phải gặp rủi ro tín dụng khi chưa cho công ty xuất nhập khảu chè vay vốn để chuẩn bị sản xuất hàng xuất khẩu.

* Rủi ro công nghệ

Công nghệ là một yếu tố được Vietcombank Ba Đình đánh giá là rất quan trọng, nó có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của chi nhánh. Chính vì vậy, chi nhánh đã đầu tư hơn 1 triệu USD để thực hiện dự án đổi mới công nghệ.Hệ thống mới đã giúp cho hoạt động của chi nhánh được đẩy nhanh hơn, tiện lợi hơn. Tuy nhiên, nó cũng gây ra những rủi ro nhất định. Khởi đầu hoạt động, do còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen với cách vận hành của hệ thống nên các nhân viên Vietcombank Ba Đìnhvẫn còn lung túng, thao tác nghiệp vụ chậm, và vẫn để sảy ra sai xót. Chính vì vậy, năm 2011 tỉ lệ này tăng đột biến( 4,2% so với 1,5% 6 tháng đầu năm 2010) .Chính vì điều này đã làm nhiều khách hàng không hài lòng. Riêng từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2011 đã có tới 15 khách hàng xin đóng tài khoản tại chi nhánh( trong 6 tháng đầu năm chỉ có 3 khách hàng xin đóng tài khoản).

Đặc biệt do công nghệ thay đổi vào đầu tháng 8 nên đến tháng 12 còn một số vấn đề mà nhân viên thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế vẫn còn nhiều bỡ ngỡ. Mà đây là đợt cuối năm nên lượng giao dịch rất lớn, những khoản thanh toán quốc tế của các công ty rất nhiều,nhân lực phòng thanh toán còn hạn chế nên tình trạng công việc quá tải, sai xót xảy ra tăng hơn so với 6 tháng đầu năm.Trong tháng 12, tỷ lệ sai xót của các giao dịch thanh toán quốc tế là 5.1% tăng gấp nhiều lần so với 6 tháng đầu năm 2011. Chính vì thế cuối tháng 12 nhân viên của Vietcombank Ba Đình thường phải ở lại rất muộn để hoàn thành công việc.

hiện những tiến bộ hơn so với hệ thống trước. Ví dụ, trước đây khi làm lệnh lương chuyển ra nước ngoài cho các công ty, các nhân viên thanh toán phải thực hiện từng giao dịch một thì bây giờ các nhân viên có thể gộp cả bảng lương, thanh toán gộp thành một giao dịch, điều này giúp giảm đáng kể thời gian thực hiện giao dịch, đồng thời làm giảm rủi ro trong quá trình thanh toán. Nhưng bên cạnh đó, cho đến tân bây giờ, hệ thống mới vẫn còn những sai xót.

Thứ nhất, khi lệnh chuyển tiền từ nước ngoài về qua hình thức chuyển tiền bằng điện, đôi khi vẫn sảy ra những sai xót như: tên người thụ hưởng và tài khoản không khớp nhau.Đã có một số trường hợp nhân viên thanh toán không để ý trường hợp này, cứ thực hiện thanh toán theo tài khoản trên lệnh. Và khi phát hiện ra thì ngân hàng lại phải gửi tra soát đòi tiền.Tuy nhiên, đã có trường hợp xảy ra, người thụ hưởng sau khi nhân được tiền lập tức đóng tài khoản, gây khó khăn cho việc đòi tiền, và nhiều khi không đòi được.Theo thống kê từ tháng 8 năm 2010 đến nay, đã xảy ra 7 trường hợp như vậy, trong đó 4 trường hợp phát hiện ra trước khi thanh toán, còn 3 trường hợp ngân hàng phải yêu cầu khách hàng hoàn trả sau khi thanh toán. Rất may trong cả 3 trường hợp ngân hàng đều đã được hoàn trả.

Rủi ro thứ hai xảy ra với hệ thống là số tiền ghi trên lệnh chuyển có từ nước ngoài về với số tiền ngân hàng nước ngoài chuyển thực chất không khớp nhau. Trường hợp này Vietcombank Ba Đình cũng đã gặp nhưng rất may , nhờ có cơ cấu tổ chức một cách chặt chẽ, chi nhánh đã sớm phát hiện ra điều này. Sở dĩ như vậy, vì cơ cấu tổ chức kiểm soát rủi ro của phòng thanh toán ngân hàng Vietcombank Ba Đình khá chặt chẽ. Ở phòng thanh toán có một người luôn làm nhiệm vụ kiểm tra lại những giao dịch đã đi xem có khớp với những báo cáo ghi nợ ngân hàng nước ngoài đã chuyển về không. Nhờ có vậy ngân hàng có thể nhận ra ngay khoản nào chênh lệch, khoản nào rủi ro. Do đó tình trạng chuyển tiền về không khớp nhau như vậy đã xảy ra 18 lần từ tháng 8 năm 2010 đến nay, nhưng tất cả các trường hợp đều đòi lại được tiền do phát hiện ra sai xót ngày hôm sau.

Trong những năm gần đây, tại chi nhánh không xẩy ra bất kỳ một rủi ro đáng tiếc nào trong thanh toán chuyển tiền bằng điện vì ngân hàng luôn thận trọng trong việc lựa chọn khách hàng và loại hình xuất nhập khẩu thì mới đồng ý chuyển tiền cho khách hàng. Đây là một kết quả đáng khích lệ đối với Vietcombank Ba Đình và là cơ sở làm tăng uy tín của Vietcombank trong thanh toán quốc tế đối với khách hàng của chi nhánh.

* Rủi ro pháp lý:

Đây là một loại rủi ro mà bất kỳ ngân hàng nào cũng phải đối mặt và đều có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện phòng chống rủi ro đó. Rủi ro pháp lý chính là việc xác định xem liệu giao dịch TTQT đó có phải là 1 hoạt động rửa tiền hay không, liệu người ra lệnh thanh toán có nằm trong “danh sách đen” của Ngân hàng nhà nước cũng như chính phủ hay không. Rủi ro này rất dễ mắc phải và hậu quả là rất nghiêm trọng

Theo quy định của Ngân hàng nhà nước nếu Vietcombank Ba Đìn hchuyển tiền ra nước ngoài mà người đó nằm trong danh sách khủng bố, danh sách đen thì mức phạt nặng nhất đối với chi nhánh lên tới 80 triệu USD. Chính vì vậy trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế các ngân hàng nói chung và Vietcombank Ba Đình nói riêng đều rất chú trọng trong việc phòng ngừa rủi ro này. Để tránh tình trạng rủi ro này Vietcombank Ba Đình luôn cập nhật danh sách những thành phần được nghi ngờ là khủng bố hay rửa tiền mà NHNN cung cấp.

Đối với hình thức chuyển tiền bằng điện thì sẽ hạn chế loại rủi ro này theo phương pháp : một giao dịch TTQT qua phương thức chuyển tiền bằng điện sẽ qua những bước kiểm tra sau:

- Kiểm tra tên người chuyển có nằm trong danh sách đen mà NHNN cung cấp hay không tu nhiên số liệu mà NHNN cung cấp vẫn còn nhiều hạn chế và thường chỉ giới hạn ở những người mang quốc tịch Việt Nam, thiếu tính cập nhật).

- Kiểm tra hệ thống danh sách riêng của chi nhánh

- Cuối cùng trước khi đẩy điện đi, bằng hệ thống kỹ thuật hiện đại của chi nhánh khi đẩy điện đi mà tên người chuyển trùng với những cái tên ở trong danh sách

của hệ thống, giao dịch sẽ tự động bị khóa lại và không ra được khỏi hệ thống ngân hàng.

Chính nhờ những bước kiểm tra nghiêm ngặt như vậy nên rủi ro này rất hiếm khi xảy ra ở chi nhánh.Từ khi trở thành chi nhánh cấp 1 đến giờ rủi ro này chỉ chiếm 0,05% trong tổng số giao dịch thanh toán quốc tế và mức độ rất nhẹ.

Một số biện pháp để chi nhánh hạn chế rủi ro này là bất kỳ những giao dịch nước ngoài nào đều cũng cần phải có chứng từ, tờ khai hải quan. Tuy nhiên, đây cũng là một bài toán khó cho ngân hàng. Rất nhiều khách hàng không hợp tác trong việc giao các chứng từ cho ngân hàng. Trong số đó có rất nhiều khách hàng có uy tín lớn, và việc chối từ thực hiên giao dịch nếu không có ngay chứng từ có thể sẽ làm khách hàng không hài lòng và dần từ bỏ dịch vụ của chi nhánh. Do vậy chi nhánh nhiều khi buộc phải thực hiện thanh toán và cho khách hàng nợ một số ít chứng từ trong một thời gian nhất định. Rủi ro sẽ sảy ra khi khách hàng không giữ đúng lời hứa, không chịu trả chứng từ đúng thời hạn ,điều này được thể hiên rất rõ ở biểu dưới đây :

Bảng 2.10: Thực trạng của phương thức chuyển tiền bằng điện tại Vietcombank Ba Đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị :TriệuUSD

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Thanh toán cho ngân hàng nước ngoài 6,33 6,47 7,27

Nhận thanh toán từ ngân hàng nước ngoài 1,74 2,94 4,27

Tổng thanh toán bằng phương thức chuyển tiền bằng điện 8,07 9,41 11,54

% so với tổng thanh toán 27,68% 24,4% 23,84%

% Chứng từ còn nợ 12,25% 9,78% 6,92%

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietcombank Ba Đình các năm 2009-2011) 2.2.2.3. Rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

* Rủi ro trong tiếp nhận và kiểm tra chứng từ

Khi ngân hàng tiếp nhận và kiểm tra chứng từ, ngân hàng cần rất cẩn thận kiểm tra các điều khoản trong bộ chứng từ... Lỗi chứng từ xuất hiện khá phổ biến, bao gồm lỗi liên quan đến số lượng chứng từ, nội dung chứng từ, thời hạn xuất trình

chứng từ bị chậm trễ…Các lỗi chủ yếu và thường gặp đối với bộ chứng từ khi thanh toán viên tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ là: Vận đơn đường biển không ghi ngày bốc hàng lên tàu, số tiền bằng chữ và bằng số ghi trên hối phiếu không khớp nhau..., hoặc cũng có thể thanh toán viên chưa hiểu rõ và vận dụng chưa chính xác qui tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, điều đó có thể ảnh hưởng đến những việc nhận xét và đánh giá xem bộ chứng từ có phù hợp không. Đây là do sự yếu kém về trình độ và sự yếu thế trong tương quan thương mại. Dưới đây là một số tình huống rủi ro trong kiểm tra chứng từ:

Doanh nghiệp xuất khẩu thảm đay xuất trình bộ chứng từ L/C xuất sang thị trường Bỉ, trị giá USD 50.000, trong đó có một điều khoản của L/C quy đinh “chứng nhận của người hưởng rằng: bộ chứng từ không thể thương lượng được gửi cho người mua sau 15 ngày kể từ ngày B/L” nhưng trong chứng từ này của khách hàng xuất khẩu lại ghi: “Bộ chứng từ không thể thương lượng được gửi cho người mua trong vòng 15 ngày kể từ ngày B/L” (thay chữ after bằng chữ within). Vietcombank Ba Đình đã bỏ qua lỗi này, ngân hàng nước ngoài viện cớ từ chối thanh toán. Sau khi hai bên mua – bán thương lượng, công ty xuất khẩu thảm đay Việt Nam đã phải giảm giá

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình (Trang 59)