Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế ở các NHTM

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình (Trang 27)

ở các NHTM

1.2.3.1 Nhân tố chủ quan

1.2.3.1.1. Thái độ của ngân hàng đối với việc quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế Thái độ của ngân hàng rất có thể là một nhân tố quan trọng làm tăng hay giảm rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế. Nếu như ngân hàng chủ quan, xem thường, không quan tâm, mất cảnh giác..thì rủi ro sẽ xảy ra thường xuyên hơn và hậu quả sẽ

nặng nề hơn. Ngược lại nếu ngân hàng luôn quan tâm cảnh giác đến thì rủi ro sẽ ít xảy ra hơn. Khi lo sợ và quan tâm đến rủi ro thì ngân hàng sẽ nghiên cứu và có biện pháp phòng chống tốt hơn, từ đó có thể hạn chế rủi ro xảy ra. Rõ ràng khi rủi ro đã xảy đến thì hầu hết mọi người cũng như ngân hàng cảm thấy sợ hãi nuối tiếc về tài sản, tiền bạc, sức khỏe..của mình đã mất. Do đó trong quá trình hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng phải luôn có thái độ coi trọng và đề phòng, cảnh giác với rủi ro, vì rủi ro trong thanh toán quốc tế có thể xảy đến bất cứ khi nào.

1.2.3.1.2. Năng lực của các nhà quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế

Năng lực của các nhà quản lý được coi là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến năng lực quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại. Năng lực của nhà quản lý bao gồm từ nhận thức và quan điểm cho đến khả năng chuyên môn của ban lãnh đạo, của đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro.

Trước hết, quản lý rủi ro chỉ có thể thực hiện tốt xuất phát từ quan điểm, nhận thức của ban lãnh đạo ngân hàng. Không ít cán bộ ngân hàng có quan niệm sai lầm về rủi ro và quản lý rủi ro và không thể phân biệt được rủi ro đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng hay đối với vị trí cụ thể của bản than trong ngân hàng. Một số nhà lãnh đạo lại luôn “chạy trốn rủi ro” bởi cho rằng như thế mới là an toàn cho hoạt động của ngân hàng và không bị cơ quan cấp trên “trách phạt”. Những ngân hàng được lãnh đạo quản lý bởi như vậy không thể có năng lực quản lý rủi ro và không phù hợp với nền kinh tế và thời hiện nay. Nhận thức và quan điểm đúng đắn của ban lãnh đạo ngân hàng là yếu tố tiên quyết để nâng cao năng lực quản lý rủi ro.

Tiếp theo, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế, những cán bộ tác nghiệp trực tiếp thực hiện nhận biết, xác định, phân tích và đo lường rủi ro trong thanh toán quốc tế, tạo cơ sở cho việc ra quyết định thanh toán và kiểm soát rủi ro. Chất lượng chuyên môn và ý thức nghề nghiệp của các bộ thuộc bộ phận này trực tiếp quyết định đến năng lực quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại về sự chính xác hiệu quả trong từng nội dung và các bước của quy trình quản lý rủi ro.

Rủi ro trong thương mại quốc tế và hoạt động thanh toán quốc tế là hiện tượng đặc trưng có tính tất yếu. Trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng của các nhà quản lý rủi ro càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro càng nhỏ và ngược lại.

1.2.3.1.3 Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng

Đây là nhân tố bao hàm những trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tạo điều kiện cho cán bộ ngân hàng có thể có được hệ thống thông tin, dữ liệu cập nhật cho phép theo dõi thường xuyên, dự báo chính xác và đầy đủ về xu hướng vận động của nền kinh tế. Từ đó có thể đo lường về mức độ rủi ro và xây dựng các biện pháp để chủ động và kịp thời xử lý.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ còn tác động lớn đến năng suất lao động và chất lượng của các cán bộ công nhân ngân hàng. Không có trang thiết bị cần thiết và các phần mềm tương ứng, việc áp dụng các mô hình định lượng để ra quyết định sẽ không thể thực hiện. Ngoài ra, công nghệ hiện đại còn góp phần làm tăng tính thông suốt của hệ thống thông tin trong nội bộ ngân hàng và kết nối ngân hàng với thị trường tài chính trong nước và quốc tế, cho phép thực hiện các nghiệp vụ giao dịch kinh doanh và phòng chống rủi ro một cách hiệu quả nhất.

1.2.3.2 Nhân tố khách quan

Dù các ngân hàng có đầy đủ khả năng vê nguồn nhân tài vật lực và các yếu tố chủ quan khác nhưng môi trường pháp lý, kinh tế xã hội không thuận lợi thì năng lực quản lý rủi ro dù được đánh giá cao cũng không thể trở thành hiện thực và không thể đóng góp hiệu quả cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.

1.2.3.2.1 Nhận thức của khách hàng

Nhận thức của khách hàng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế. Bởi lẽ những suy tính và hành vi giao dịch của khách hàng góp phần nhất định vào rủi ro, chia sẻ rủi ro và đặc biệt là hành vi phản ứng của khách hàng khi rủi ro xảy đến. Ở những nước có trình độ nhận thức cao, thị trường tài chính phát triển các hoạt động quản lý rủi ro không chỉ có ý nghĩa mà còn rất được chú trọng phát triển. Khách hàng dù là các cá nhân cũng có thể áp dụng các công cụ phòng chống rủi ro để bảo vệ lợi ích của bản than và góp phần bảo đảm an toàn cho thị trường. trái lại, ở những nhận thức của công chúng hạn chế, dễ nảy sinh tâm lý hoảng loạn sẽ tác động không thuận lợi đến năng lực và hiệu quả quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại.

1.2.3.2.2 Các rào cản thương mại

Sự thay đổi về cơ chế, chính sách kinh tế đối ngoại của một quốc gia như những quy định về dự trữ ngoại hối, các quy định về thuế, chính sách thương mại, các điều kiện về chất lượng hàng hóa, các tiêu chuẩn về kỹ thuật anh toàn vệ sinh thực phẩm..hoặc đơn giản là do môi trường pháp lý, nền kinh tế của một quốc gia chưa ồn định và thường xuyên thay đổi khiến cho các bên đối tác không dự đoán trước được, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Để thực hiện các cam kết khi hội nhập với nền kinh tế thế giới, các nước không thể bảo hộ thị trường trong nước bằng thuế quan thì các biện pháp phi thuế quan sẽ được sử dụng một cách triệt để hơn cũng sẽ gây ra những rủi ro không nhỏ đối với hoạt động xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế.

Ở một số nước trên thế giới, các hoạt động mua bán khống, mua bán kỳ hạn phái sinh ngoại hối và lãi suất chưa được phép tiến hành hoặc chưa được luật pháp thứa nhận và như vậy các ngân hàng thương mại có khả năng và dù muốn cũng không thế sử dụng các nghiệp vụ đó để phòng chống rủi ro. Trái lại, việc phòng chống rủi ro lại phải tuân thủ theo các quy định của Ngân hàng trung ương hay của các cơ quan chức năng của nhà nước. trong những trường hợp như vậy, năng lực quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại hầu như không phát huy tác dụng do vậy không được chú trọng và củng cố.

1.2.3.2.3 Sự biến động của thị trường tài chính trong nước và quốc tế

Sự phát triển của thị trường tài chính nói chung và tiền tệ liên ngân hàng nói riêng là yếu tố quan trọng thứ hai đối với việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại. Hầu hết các hoạt động của ngân hàng thương mại đều có quan hệ với nhau và các ngân hàng thường xuyên giao dịch trên thị trường tiền tệ. Những hoạt động của thị trường tiền tệ ngày nay trở thành điều kiện sống còn của các ngân hàng thương mại bởi lẽ thị trường này không chỉ là cơ sở hình thành lãi suất, tỷ giá mà còn là nơi đáp ứng nhu cầu về khả năng thanh toán và thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ phái sinh để phòng chống rủi ro. Giống như điều kiện về môi trường pháp lý, nếu thị trường tiền tệ liên ngân hàng không phát triển, năng lực quản lý rủi ro trở nên không hoàn toàn có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình (Trang 27)