Môi trường quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình (Trang 74)

- Trình độ cán bộ TTQT còn bất cập, nhiều khi thiếu tinh thần trách nhiệm, yếu kém về nghiệp vụ chuyên môn không nắm chắc tuân thủ các quy trình TTQT.

2.3.1 Môi trường quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế

Với Vietcombank Ba Đình thanh toán quốc tế giữ một vai trò rất quan trọng, chiếm phần quan trọng trong lợi nhuận của ngân hàng, chính vì vậy việc tổ chức cơ cấu quản lý và giám sát đối với hoạt động thanh toán quốc tế là hết sức cần thiết không chỉ đối với Vietcombank Ba Đình mà còn hết sức cần thiết đối với tất cả các ngân hàng thương mại khác.

Việc nhận biết và phát hiện rủi ro trong quá trình giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện đầu tiên và trên hết là ở chính nhân viên thanh toán quốc tế. Viêc nhận biết rủi ro trong các giao dịch thanh toán quốc tế tại chi nhánh được thực hiện một cách chủ động bằng cách áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được. Các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro được phổ biến bởi Phòng quản lý rủi ro của Chi nhánh. Phòng quản lý rủi ro sẽ hương dẫn Phòng thanh toán quốc tế tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp trong quá trình thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế hoặc các giao dịch sẽ có.

Hiện nay với việc áp dụng công nghệ cao trong hoạt động các giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện với phương tiện hiện đại giúp việc giao dịch được nhanh

gọn và chính xác hạn chế được những sai xót khi phải thực hiện một cách thủ công. Chính vì vậy chi nhánh đã áp dụng công nghệ tin học hiện đại để giúp các nhân viên thanh toán quốc tế trong việc quản lý rủi ro, hệ thống này xử lý các dữ liệu và ước lượng tổn thất rủi ro một cách nhanh chóng và chính xác. Chẳng hạn ở phương thức chuyển tiền bằng điện , trước khi việc, hệ thống sẽ rà soát nhưng sai xót có thể say ra ví dụ như tên người nhận có trong danh sách “đen” của ngân hàng nhà nước hay số tiền gửi bị sai lệch thì ngay lập tức giao dịch sẽ tự động bị khóa lại và không ra được khỏi hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên máy móc hiện đại cũng có thể sai xót, chính vì vậy việc trước khi tiến hành giao dịch các nhân viên thanh toán của Chi nhánh tiến hành rà soát ,kiểm tra những bước cuối cùng để đảm bảo giao dịch được tiến hành một cách an toàn.

Chi nhánh cũng có những chế tài xử lý khi để các rủi ro xảy ra và gây hậu quả dù là nghiêm trọng hay không nghiêm trọng, hay những sự đãi ngộ đối với các nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và phát hiện rủi ro một cách kịp thời tránh tổn thất cho chi nhánh. Điều này giúp các nhân viên thanh toán cẩn thận và chính xác hơn trong mỗi bước tiến hành giao dịch thanh toán quốc tế với khách hàng.

Từ năm 2005 đến nay, phòng thanh toán quốc tế chi nhánh hoạt động với cơ cấu tổ chức gồm có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 7 nhân viên thanh toán xuất khẩu. Mỗi quyết định thanh toán hay không thanh toán đều dưới sự giám sát của trưởng phòng. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế luôn luôn tồn tại song song với quá trình hoạt động của các nhân viên, và rủi ro thanh toán quốc tế xảy ra thì hậu quả là không ngờ.

Thực tế tại phòng thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank Ba Đình, việc quản trị rủi ro chưa được tiến hành một cách chuẩn hóa và có quy cách. Tại chi nhánh hiện nay, không có một bộ phận chính thức chuyên trách quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu. Phần lớn hoạt động nhận dạng, ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế đều là đúc kết kinh nghiệm của các nhân viên.

Trong suốt quá trình hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 2009 đến nay, phần lớn các rủi ro xảy ra đều trong phương thức tín dụng chứng từ, và gây tổn thất lớn nhất cho ngân hàng là tổn thất về cho vay tín dụng. Việc cho vay tín dụng của phòng thanh toán xuất khẩu nhằm phục vụ hoạt động xuất khẩu của khách hàng này hiện nay đang được quản lý bởi phòng quan hệ khách hàng theo cơ chế quản lý vốn tập trung của toàn hệ thống NHNT Việt Nam. Phòng này sẽ xác lập hạn mức tín dụng tổng thể cho khách hàng. Trong hạn mức tổng thể ấy bao gồm 4 loại hạn mức: Hạn mức cho L/C nhập khẩu (Miễn ký quỹ), hạn mức cho vay ngắn, trung và dài hạn (Cho vay đơn thuần), Bảo lãnh và Chiết khẩu, ứng trước. Phòng thanh toán quốc tế muốn cho vay tín dụng để khách hàng thực hiện xuât nhập khẩu phải chờ sự phê duyệt của phòng quan hệ khách hàng. Do đó phòng quan hệ khách hàng sẽ chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w