Tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình (Trang 108)

- Trình độ cán bộ TTQT còn bất cập, nhiều khi thiếu tinh thần trách nhiệm, yếu kém về nghiệp vụ chuyên môn không nắm chắc tuân thủ các quy trình TTQT.

3.2.8.Tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu

IETCOMBANK CHI NHÁNH BA ĐÌNH 3.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh

3.2.8.Tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu

khẩu

Thực chất đây là giải pháp hạn chế các sai sót, bất lợi trong ký kết hợp đồng thương mại, trong việc lập chứng từ...Công việc này thực tế giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhưng đồng thời cũng góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Bởi vì khi rủi ro xảy ra với các doanh nghiệp thì khả năng thanh toán của họ cho ngân hàng bị ảnh hưởng.Trên thực tế rất nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng kiến thức về thanh toán quốc tế còn rất hạn chế

* Đối với khách hàng là nhà xuất khẩu

Nhiều khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng mà chưa từng biết đến hối phiếu, hoá đơn thương mại. Trong trường hợp này cán bộ ngân hàng phải hướng dẫn tỉ mỉ cách lập chứng từ, đôi khi làm giúp khách hàng.

Tình trạng phổ biến là các chứng từ không đẹp, không nghiêm túc, nội dung thừa thiếu...do đó ngân hàng nên có các mẫu chứng từ in sẵn để khách hàng có thể sử dụng ngay.Việc này đã được một số ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam thực hiện như Citibank Hà Nội, Nationalbank of Korea...Khi sử dụng các mẫu biểu do ngân hàng cung cấp chắc chắn tình trạng sai sót chứng từ sẽ giảm.

Tư vấn cho khách hàng nên chọn điều kiện thương mại nào khi ký kết hợp đồng XNK.

Người mở L/C thường có khuynh hướng muốn thêm vào L/C các điều khoản ràng buộc khác để đảm bảo nhận hàng theo đúng hợp đồng đã ký. Khuynh hướng này trở lên phức tạp trong quá trình lập và hoàn thiện chứng từ. Ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng những điểm bất lợi trong L/C qua đó khách hàng có thể yêu cầu sửa

đổi L/C kịp thời trước khi thực hiện giao hàng. Đối với những lô hàng đặc biệt hoặc đối tác nước ngoài giao dịch lần đầu ngân hàng cũng có thể tư vấn cho khách hàng nên sử dụng phương thức thanh toán như thế nào cho phù hợp, kể cả nội dung của L/C. Ngân hàng tư vấn ngay từ đầu để khách hàng đỡ tốn chi phí giao dịch và sửa đổi.

* Đối với khách hàng là nhà nhập khẩu

Để tránh rủi ro khi mở L/C cần phải đảm bảo các điều kiện và điều khoản chặt chẽ tránh các điều khoản bất lợi cho ngân hàng và khách hàng và các điều khoản mơ hồ khó hiểu vì nó rất dễ gây tranh chấp sau này. Cán bộ ngân hàng không thể ngồi đợi khách hàng mang đơn đến xin vay tiền để mở L/C mà phải tư vấn cho khách hàng những điều cần thiết trước khi ký kết hợp đồng. Ví dụ khi hợp đồng qui định nhà nhập khẩu chuyển một phần tiền đặt cọc cho nhà xuất khẩu thì ngân hàng nên khuyên khách hàng yêu cầu một thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng của ngân hàng bên phía nhà xuất khẩu.

Tư vấn cho khách hàng khi bộ chứng từ có sai sót.

Khi nhận được bộ chứng từ ngân hàng nên liên hệ với người mua để nắm thông tin xem bên bán giao hàng như thế nào, người mua có sẵn sàng thanh toán không. Cán bộ ngân hàng kiểm tra cẩn thện để tìm ra sai sót và thông báo ngay cho bên bán trong 7 ngày làm việc. Để làm được việc này cán bộ ngân hàng phải nắm vững UCP 500, 600 và các tài liệu liên quan khác để đảm bảo các sai sót chỉ ra là đúng.

Nếu bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp mà hàng hoá lại có vấn đề thì trước hết phải giải thích cho khách hàng biết nghĩa vụ của ngân hàng lúc này là phải thanh toán và đề nghị người mua tiếp xúc với người bán để khiếu nại. Nếu người mua và ngân hàng phát hành phát hiện ra người bán là kẻ lừa đảo, ví dụ trong trường hợp hàng hoá không được xếp xuống tàu nhưng chứng từ vẫn được xuất trình thì phải ngừng thanh toán, nhờ các ngân hàng đaị lý cung cấp thông tin về nhà xuất khẩu, nếu cần có thể yêu cầu sự can thiệp của pháp luật. Trong trường hợp này ngân hàng phải yêu cầu người mua làm công văn yêu cầu ngân hàng ngừng thanh toán và chịu mọi phí tổn.

thông báo, ngân hàng có thể ghi thêm câu vào trường 79 mẫu điện MT 707 sửa đổi L/C “nếu trong vòng...ngày kể từ ngày sửa đổi L/C ngân hàng phát hành không nhận được thông tin gì từ ngân hàng thông báo thì bản sửa đổi này tự động có hiệu lực”.

Ngân hàng nên thành lập bộ phận tư vấn khách hàng và quản lý rủi ro. Bộ phận tư vấn khách hàng chính là một dịch vụ của ngân hàng đối với các nhà XNK trong nước. Nó không những giảm rủi ro cho ngân hàng bằng cách giảm rủi ro cho nhà XNK mà còn tạo uy tín cho ngân hàng trong cạnh tranh với các ngân hàng khác và thu hút khách hàng đến giao dịch. Bộ phận quản lý rủi ro chuyên trách lưu giữ khai thác cung cấp thông tin về những vụ lừa đảo tranh chấp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nó phục vụ trực tiếp cho hoạt động trong nội bộ ngân hàng, sau đó giúp doanh nghiệp trong việc lựa chọn bạn hàng. Để có được lượng thông tin đầy đủ bộ phận này phải phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng đại lý, các ngân hàng Việt Nam ở nươc ngoài....

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình (Trang 108)