C. Chi BS NS cấp dưới 23.116 34.598 46.999 71
THÀNH PHỐ HÀ NỘ
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện lập dự toán chi ngân sách quận
Cần tiến tới đổi mới cách thức thực hiện quy trình Ngân sách, cụ thể là phải thay đổi một cách cơ bản cách thức lập dự toán, chấp hành và quyết toán Ngân sách. Xu hướng cơ bản trong đổi mới quản lý quy trình Ngân sách hiện nay tại nhiều nước là đổi mới quy trình lập và phân bổ Ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn, lấy kết quả đầu ra làm căn cứ chủ yếu để lập dự toán, thiết lập quy trình kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện dự toán. Theo hướng này, hàng năm kế hoạch Ngân sách được xác lập cho năm hiện hành và dự báo cho 2 năm liền kề sau đó. Kèm theo dự toán của năm thứ nhất, trong kế hoạch này cũng xem xét, dự báo và tính toán cho hai năm tiếp theo. Như vậy, kế hoạch ngân sách và kế hoạch chi tiêu chỉ được lập cho một năm như trước đây mà luôn được đặt trong bối cảnh và dự toán trung hạn để cung cấp tầm nhìn trung hạn cho các bên quản lý và bên sử
dụng ngân sách. Việc lập dự toán ngân sách không dựa vào tổng nguồn lực hiện có mà ngay từ đầu người ta phải xác định được kết quả đầu ra và mục tiêu dự kiến sẽ đạt được, trên cơ sở đó để xây dựng dự toán và thực hiện phân bổ ngân sách.
Cần nâng cao chất lượng lập dự toán chi ngân sách của chính quyền các cấp, quy trình ngân sách hiện hành phải trải qua nhiều đầu mối, tầng nấc với nhiều thủ tục phức tạp, là cho dự toán mang tính hình thức mà chưa chú trọng đến chất lượng. Để đảm bảo chất lượng dự toán cần quy định lại thời gian chuẩn bị dự toán ngân sách của các cấp chính quyền địa phương. Tăng cường thời gian cho việc lập, xét duyệt và quyết định dự toán. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng dự báo nguồn thu ở mỗi cấp chính quyền, nhằm nâng cao chất lượng lập, chấp hành dự toán ngân sách ở mỗi cấp chính quyền. Bộ Tài chính cần nghiên cứu, xem xét, sửa đổi, bổ sung các chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu hiện hành làm căn cứ cho việc lập dự toán chi ngân sách một cách khoa học, phù hợp với thực tế. Chính quyền cấp quận phải chủ động tạo ra sự gắn kết giữa các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với kế hoạch ngân sách ngay từ khâu chuẩn bị lập kế hoạch để tránh tình trạng kế hoạch phải chạy theo mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội thường đặt ra quá cao và khá cứng nhắc so với khả năng đáp ứng của ngân sách và tình hình thực tế. Cần hạn chế sự can thiệp của cấp trên vào việc lập, duyệt, tổng hợp dự toán và phân bổ ngân sách cấp dưới, tăng cường vai trò thực quyền của HĐND, khắc phục tính hình thức trong lập dự toán ở các cấp.
Lập dự toán chi ngân sách, từng bước xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn cho các đơn vị trực thuộc theo hướng quản lý đầu ra và kết quả hoạt động nhằm giải quyết những yếu kém của công tác lập dự toán chi ngân sách theo kiểu tăng dần, giảm dần tùy tiện các khoản chi, thiếu minh bạch trong phân bổ ngân sách.