a. Chi đầu tư phát triển
1.2.3. Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước cấp quận
Chi NSNN cấp quận có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng tại quận. Việc bố trí các khoản chi NSNN một cách tuỳ tiện, thiếu sự phân tích hoàn cảnh cụ thể sẽ có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội của quận cũng như toàn Thành phố. Do vậy việc tổ chức các khoản chi NSNN phải được tổ chức theo những nguyên tắc nhất định.
- Cân đối Thu- Chi ngân sách quận: Chi NSNN quận dựa trên cơ sở có nguồn thu thực tế từ nền kinh tế. Nó đòi hỏi mức độ chi và cơ cấu các khoản chi phải dựa vào khả năng tăng trưởng GDP của quận. Nếu vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn dến tình trạng bội chi ngân sách, một nguyên nhân gây mất ổn định cho sự phát triển KT-XH, ổn định chính trị của quận.
- Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoản chi tiêu của NSNN: Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc chỉ đạo của mọi hoạt động kinh tế, tài chính. Các nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong chi ngân sách nhà nước đặt ra như một tất yếu của hoạt động ngân sách. Tính tất yếu đó được bắt nguồn từ thực tế nhu cầu chi ngân sách của nhà nước ngày càng tăng, khả năng sinh lợi các khoản chi thường ở thời gian dài và khó xác định bằng tiêu thức cụ thể. Các khoản chi NSNN nói chung có đặc điểm là bao cấp với khối lượng chi tiêu lớn. Trong thực tế,
trải qua một thời gian dài với quan điểm chi với bất cứ giá nào đã gây ra tình trạng lãng phí, kém hiệu quả trong việc sử dụng các khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi xây dựng cơ bản. Mặt khác, trong xu hướng hiện nay tỷ trọng các khoản chi của ngân sách nhà nước cho tiêu dùng ngày càng lớn, cho nên xét ở góc độ thuần tuý về mặt kinh tế thì đó là các khoản chi không sinh lợi chính vì vậy nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong chi ngân sách càng phải được quan tâm. Do vậy cần phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong các khoản chi NSNN.
- Cấp phát ngân sách và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có dự toán: Tuân thủ nguyên tắc này nhằm tạo tiền đề cần thiết cho việc bảo đảm tính cân đối trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và là cơ sở để thực hiện nguyên tắc tiết kiệm trong chi ngân sách nhà nước. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước phải được thực hiện trên cơ sở những dự toán có cơ sở và thực tiễn. Trên thực tế việc lập dự toán chi ngân sách nhà nước vừa phải đảm bảo tính chính xác nhất định vừa phải có tính thực tế thích ứng với sự biến động của tình hình kinh tế tài chính hiện tại. Điều đó có thể thực hiện được bằng cách nắm chắc những diễn biến của các nhân tố ảnh hưởng đến dự toán chi ngân sách từ đó kịp thời điều chỉnh dự toán theo những quy định chặt chẽ của Luật ngân sách nhà nước.
- Chi ngân sách nhà nước theo những mục tiêu quy định: tuân thủ nguyên tắc này vừa đảm bảo phương tiện tài chính cho việc thực hiện các chương trình kinh tế, xã hội đã được nhà nước hoạch định, tránh sử dụng ngân sách nhà nước một cách tuỳ tiện, lãng phí, không hiệu quả. Tính mục tiêu của việc cấp phát, sử dụng nguồn vốn ngân sách được xem xét dưới hai dạng: Mục tiêu theo ngành và mục tiêu theo loại chi. Việc sử dụng nguyên tắc này là kết hợp giữa việc quản lý tập trung và phát huy tính độc lập, vận dụng linh hoạt đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách đối với từng đơn vị dự toán.
- Đảm bảo yêu cầu cân đối giữa khả năng và nhu cầu trong quản lý và điều hành ngân sách: việc đảm bảo nguyên tắc cấp phát ngân sách và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước phù hợp với khả năng là một đòi hỏi khách quan không chỉ xuất phát từ tình hình thu ngân sách mà đó là đòi hỏi của việc sử dụng ngân sách nhà
nước làm công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước. Muốn thực hiện được nguyên tắc này tất yếu phải khai thác đầy đủ kịp thời, đúng chế độ, chính sách các nguồn thu của ngân sách đồng thời định ra chế độ chi của ngân sách nhà nước hợp lý.
- Nguyên tắc quản lý theo dự toán: lập dự toán là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất của toàn bộ chu trình ngân sách, nó quyết định chất lượng phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính. Lập dự toán là căn cứ quan trọng cho việc quản lý và kiểm soát chi. Hay nói các khác quản lý theo dự toán là cơ sở để đảm bảo cân đối NSNN, tạo điều kiện chấp hành NSNN, hạn chế tính tùy tiện của các đơn vị sử dụng NSNN. Do đó vấn đề là cần phải nâng cao chất lượng lập và xét duyệt dự toán trên cơ sở bố trí NSNN sát đúng với nhiệm vụ của từng đối tượng và các loại hình hoạt động. Dự toán chi sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt có giá trị như chỉ tiêu pháp lệnh. Các ngành, các cấp, các đơn vị phải có trách nhiệm chấp hành dự toán chi được duyệt trong quá trình hoạt động của mình, phải phân bổ và sử dụng cho các khoản, các mục chi theo đúng mục lục ngân sách quy định.
- Nguyên tắc hiệu quả. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong QLKT. Đối với một nền kinh tế, nguồn lực tài chính là có giới hạn nhất định, cho nên trong quá trình phân bổ và sử dụng nguồn lực cần phải tính toán sao cho đạt được những mục tiêu đề ra. Tính hiệu quả đòi hỏi các đơn vị sử dụng NSNN phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cho xã hội với mức chi phí hợp lý nhất vì vậy các đơn vị phải sử dụng nguồn lực một cách tiết kiệm. Quán triệt nguyên tắc này đòi hỏi phải xây dựng các định mức tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tượng, từng tính chất công việc và phù hợp với thực tế, hình thành các phương thức cấp phát phù hợp với đặc thù của nhóm các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Khi đánh giá hiệu quả cần xem xét một cách toàn diện về các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường …
- Nguyên tắc đảm bảo sự tự chủ về tài chính của các đơn vị sử dụng ngân sách. Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc hiệu quả ở trên. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là: các đơn vị chủ động xây dựng dự toán chi phù hợp với nhu cầu chi và nhiệm vụ hoạt động của mình; trên cơ sở dự toán được duyệt, các đơn vị chủ
động phân bổ và sử dụng kinh phí theo nhu cầu thực tế của đơn vị mình.
- Nguyên tắc chi trả trực tiếp qua KBNN. KBNN là cơ quan tài chính được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, do vậy có nhiệm vụ trực tiếp thanh toán mọi khoản chi ngân sách. KBNN có nhiệm vụ kiểm soát mọi khoản chi ngân sách và có quyền từ chối đối với các khoản chi sai chế độ và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Các khoản chi ngân sách phải được thanh toán trực tiếp đến các đối tượng thụ hưởng, hạn chế tối đa thanh toán qua trung gian. Để thực hiện tốt nguyên tắc này yêu cầu các đơn vị dự toán phải mở tài khoản tại KBNN để thực hiện các giao dịch của mình, chịu sự kiểm tra của KBNN trong quá trình sử dụng kinh phí do ngân sách cấp phát, sử dụng nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, kể cả quá trình lập dự toán và quyết toán của đơn vị.
- Phân biệt rõ nhiệm vụ kinh tế- xã hội của các cấp chính quyền theo luật định để bố trí các khoản chi chồng chéo, khó kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của các cấp.