Giới thiệu về quận Ba Đình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp quận tại Quận Ba Đình (Trang 42)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP QUẬN TẠI QUẬN BA ĐÌNH THÀNH PHỐ HÀ NỘ

2.1.1. Giới thiệu về quận Ba Đình

* Đặc điểm về địa lý, lịch sử hình thành và phát triển của quận Ba Đình

Ba Đình nằm ở vùng đất phía Tây Kinh thành Thăng Long, xưa có tên gọi là Thập Tam Trại (mười ba làng trại): Vĩnh Phúc, Liễu Giai, Cống Vị, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Kim Mã, Xuân Biểu, Thủ Lệ, Vạn Phúc, Ngọc Khánh, Đại Yên, Giảng Võ, Cống Yên. Ba Đình là một vùng đất địa linh nhân kiệt với nhiều làng nghề cổ truyền đậm dấu ấn lịch sử như hoa Ngọc Hà, Lĩnh Bưởi, lụa Trúc Bạch, giấy gió Yên Thái, Hồ Khẩu, đúc đồng Ngũ Xã, bánh cốm Yên Ninh, rượu sen Thụy Khuê...

Tên gọi Ba Đình vốn là tên một chiến khu ở Nga Sơn (Thanh Hóa) - một căn cứ chống Pháp nổi tiếng và nửa sau thế kỷ thứ XIX. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Ba Đình được đặt tên cho vườn hoa Bách Thảo. Năm 1954, sau khi thủ đô Hà Nội được giải phóng, đến năm 1959, tên gọi Ba Đình được đặt tên cho một trong tám khu phố Nội Thành. Ngày 31/5/1961, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập khu phố Ba Đình trên cơ sáp nhập các khu phố Trúc Bạch, Ba Đình và 2 xã nông nghiệp ngoại thành thuộc khu vực phía nam Hồ Tây. Năm 1981 khu phố Ba Đình đổi tên thành quận Ba Đình gồm 15 phường. Thực hiện Nghị định 69/CP ngày 28/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ, các phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ chuyển sang thuộc quận Tây Hồ. Ngày 05/1/2005, Chính phủ ra Nghị định số 02/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các phường Ngọc Hà, Cống Vị, Ngọc Khánh và thành lập thêm 2 phường mới là Liễu Giai và Vĩnh Phúc. Hiện nay quận Ba Đình có diện tích 9,3km2, 14 phường: Vĩnh Phúc, Liễu Giai, Cống Vị, Ngọc Hà, Kim Mã, Ngọc Khánh, Giảng Võ, Cống Vị, Đội Cấn, Điện Biên, Nguyễn Trung Trưc, Trúc Bạch, Thành Công và Phúc Xá với dân số là 25 vạn người.

Ngày nay, quận Ba Đình được Chính phủ xác định là Trung tâm hành chính - chính trị, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Đây còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại của đất nước. Ba Đình có trụ sở nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơi thường xuyên diễn ra các Hội nghị quan trọng của Nhà nước, quốc tế và khu vực.

Với bề dày truyền thống và luôn có vị trí trung tâm qua các thời đại nên việc đầu tư trên địa bàn quận Ba Đình cần phải thực hiện thận trọng, các công trình xây dựng phải kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Việc đầu tư trên địa bàn quận Ba Đình không chỉ thuộc trách nhiệm của quận Ba Đình mà còn có trách nhiệm của Thành phố Hà Nội và của Trung ương.

* Đặc điểm về kinh tế- văn hóa - xã hội của quận Ba Đình.

Về kinh tế

Trong giai đoạn 2008 - 2011, kinh tế Ba Đình phát triển theo đúng cơ cấu dịch vụ - thương mại - công nghiệp. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế ngoài quốc doanh do quận quản lý: ngành dịch vụ, thương mại chiếm 64,7%, công nghiệp mở rộng chiếm 35,2% và các ngành khác khoảng 0,1%.

Môi trường kinh doanh thuận lợi đã thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, đến nay trên địa bàn quận có khoảng 4.500 doanh nghiệp hoạt động (bình quân tăng 16,5%) nhiều ngành nghề có hàm lượng chất xám cao, phát triển nhanh như dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông... Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn quận tăng bình quân 14,33%, trong đó:

- Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng bình quân 17,68%/năm - Giá trị sản xuất ngành thương mại tăng bình quân 15,62%/năm - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 12,43%/ năm - Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng 9,9%

Thu ngân sách nhà nước đạt cao, thực hiện tốt công tác chống thất thu ngân sách, rà soát thu các loại phí, lệ phí theo quy định. Trong 4 năm 2008 - 2011, tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 12.488 tỷ đồng, tốc độ tăng thu ngân sách bình quân là 36,6%.

Tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định là tiền đề quan trọng cho quận Ba Đình có điều kiện chủ động trong công tác điều hành ngân sách và đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận.

Về văn hóa

Mặc dù các hoạt động văn hóa của quận Ba Đình hàng năm được tổ chức rất sôi nổi, tuy nhiên so với các quận huyện khác của Thành phố Hà Nội thì cơ sở vật chất của ngành văn hóa quận Ba Đình còn rất hạn chế. Hiện nay, quận chưa có nhà văn hóa. Trụ sở Trung tâm văn hóa Ba Đình vẫn rất chật hẹp và phải phân tán ở 2 địa điểm là số 60 phố Ngọc Hà và 180 Quán Thánh. Cơ sở 1 tại số 180 phố Quán Thánh, phường Quán Thánh chỉ bao gồm 01 nhà biệt thự 3 tầng xây dựng từ thời Pháp, 01 nhà 2 tầng xây dựng năm 1998, bể bơi mini và khu phụ trợ, nhà bảo vệ trên diện tích đất 1.290,19m2, tổng diện tích xây dựng 1.086,79m2. Cở sở 2 tại số 60 phố Ngọc Hà xây dựng từ năm 1994 quy mô 4 tầng cấp 3 trên diện tích đất 168,69m2, tổng diện tích xây dựng 127,76m2, tổng diện tích sử dụng 524,21m2, Tuy nhiên, thành tích đạt được về hoạt động văn hóa quận Ba Đình luôn luôn dẫn đầu trong phong trào văn hóa văn nghệ của Thủ đô Hà Nội cũng như của cả nước.

Hiện nay, trên địa bàn quận Ba Đình có 74 di tích bao gồm: 51 di tích lịch sử văn hóa và 23 di tích cách mạng kháng chiến. Trong đó, 33 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, 17 di tích cách mạng kháng chiến được công nhận di tích và gắn biển. Điều đặc biệt là trong 4 Thăng Long "tứ trấn" thì đã có 2 "tứ trấn" nằm trên quận Ba Đình đó là Đền Quán Thánh, Đền Voi Phục - Thủ Lệ. Ngoài ra trên địa bàn quận Ba Đình có các khu di tích đặc biệt cấp Quốc gia là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình và nhiều công trình văn hóa lịch sử tiêu biểu như Chùa Một Cột, Thành Cổ Hà Nội.

Về thể dục thể thao

Trên địa bàn quận có Cung thể thao Quần Ngựa. Tuy nhiên cơ sở vật chất của Cung do Thành phố quản lý. Do vậy, các hoạt động thể dục thể thao của quận chủ yếu dựa vào cơ sở vật chất của Trung tâm thể dục thể thao quận và Trường thể thao thanh thiếu niên 10-10. Tuy nhiên, thành tích phong trào thể dục- thể thao quận luôn luôn dẫn đầu Thành phố.

Quận Ba Đình luôn được biết đến là một trong các đơn vị dẫn đầu về chất lượng giáo dục và đào tạo của Thành phố, với nhiều trường uy tín, có chất lượng cao, được học sinh và phụ huynh tin tưởng, đánh giá cao như: Trường THCS Giảng Võ, Trường Tiểu học Kim Đồng, Trường mầm non Tuổi Thơ...

Toàn quận hiện nay có 72 trường học từ cấp học mầm non đến trung học cơ sở (công lập là 51 trường; ngoài công lập 21 trường), cụ thể:

Khối mầm non 39 trường (công lập 20 trường, ngoài công lập 19 trường).

Các trường mầm non trên địa bàn quận thường có quy mô nhỏ, diện tích đất hẹp. Phần lớn các trường có dưới 10 nhóm lớp, đặc biệt Trường mầm non Sơn Ca chỉ có diện tích đất 95 m2 với 4 nhóm lớp; trường Mầm non Chim non có diện tích đất 259 m2 với 5 nhóm lớp. Một số trường có khuôn viên đất rộng nhưng cơ sở vật chất đã xuống cấp do được xây dựng từ thập niên 70, 80 của thế kỷ trước: Trường Mầm non Thành Công có diện tích đất là 6.300 m2, xây dựng năm 1979; Trường Mầm non Họa My có diện tích đất là 3.185 m2, xây dựng từ năm 1989.

Quy mô trường, lớp mầm non trên địa bàn quận hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu, tạo áp lực trong tuyển sinh, gây khó khăn trong công tác quản lý và hoạt động chuyên môn. Một số phường có quy mô dân số lớn nhưng quy mô trường mầm non rất hạn chế, cụ thể: phường Vĩnh Phúc với dân số khoảng 18.066 người nhưng chỉ có 1 trường mầm non (Trường Mầm non Sao Mai) quy mô là 9 nhóm lớp với 500 học sinh; phường Phúc Xá với quy mô dân số khoảng 21.511 người nhưng hiện mới có 01 trường mầm non (Trường mầm non số 8) quy mô là 6 nhóm lớp với 290 học sinh...

Hàng năm, khi bước vào năm học mới là xảy ra tình trạng các phụ huynh phải xếp hàng từ đêm hôm trước để mua đơn cho con trường. Tạo áp lực cho các nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục của quận Ba Đình.

Khối tiểu học 19 trường (công lập quận quản lý là 17 trường; Trường tiểu học thực nghiệm do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý và Trường dân lập thế giới trẻ em).

Khối Trung học cơ sở 14 trường (công lập quận quản lý là 11 trường, Trường THCS Thực nghiệm, Trường năng khiếu TDTT và Trường dân lập THCS Thế giới trẻ em).

Trên địa bàn quận hiện nay còn 3 phường chưa có trường THCS: phường Liễu Giai, Điện Biên, Quán Thánh. Trường THCS Phúc Xá có diện tích khuôn viên nhỏ, khoảng 1.200 m2.

Tương tự như các trường học thuộc khối tiểu học, phần lớn các trường THCS của quận Ba Đình hiện nay còn thiếu diện tích sân chơi, bãi tập. Do cơ sở vật chất trường lớp hạn chế nên tỉ lệ học sinh được học 2 buổi/ ngày thấp, năm 2011 phấn đấu tỉ lệ học sinh THCS học 2 buổi/ ngày là 30%.

Thực trạng hệ thống trường lớp nêu trên cho thấy nhu cầu quy hoạch, xây dựng, cải tạo, nâng cấp các trường học trên địa bàn quận là rất lớn. Trong giai đoạn 2011 - 2015 và các năm tiếp theo cần phải ưu tiên đầu tư cho giáo dục để từng bước hoàn thiện mạng lưới trường, lớp học của quận Ba Đình.

Về y tế

Trên địa bàn quận có Bệnh Viện Xanh Pôn, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Lao, Bệnh viện quân đội 354. Tuy nhiên, các bệnh viện này đều do Thành phố hoặc Trung ương quản lý. Việc khám chữa bệnh tuyến cơ sở chủ yếu dựa vào các trạm y tế. Đặc biệt khi triển khai trương trình y tế: tiêm chủng mở rộng, chương trình bảo hiểm y tế cho người cao tuổi... thì trạm y tế phường đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền, khám chữa bệnh ban đầu...

Hiện nay, các phường thuộc quận đều đã có trạm y tế. Tuy nhiên, phần lớn các trạm y tế có diện tích nhỏ hẹp, không có đủ các phòng chức năng theo chuẩn Quốc gia. Ngoài trạm y tế của hai phường Trúc Bạch, Liễu Giai vừa được xây dựng có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, các trạm y tế phường còn lại cũng đều đã được xây dựng từ những năm 1990. Một số trạm y tế qua nhiều lần cải tạo sửa chữa, cơi nới nhưng vẫn không đáp ứng đủ diện tích khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở. Đặc biệt trạm y tế phường Ngọc Khánh tại tầng 1 khu chung cư B3 Ngọc Khánh chỉ có diện

tích 58,3 m2, trạm y tế phường Nguyễn Trung Trực tại số 6, Ngõ Hàng Bún, Phố

Hàng Bún chỉ có diện tích khoảng 98,3 m2 ở tầng 1 của ngôi nhà 2 tầng (tầng 2 các

hộ dân sử dụng).

Hiện trạng hệ thống y tế tuyến cơ sở của quận Ba Đình cho thấy cần phải có sự đầu tư để hoàn chỉnh hệ thống trạm y tế của các phường. Do quy mô vốn để xây dựng một trạm y tế không lớn. Do vậy, nhóm công trình này cần phải được đầu tư hoàn chỉnh ngay.

Về sở vật chất của các cơ quan, đoàn thể thuộc quận

Những năm trước đây, trụ sở quận Ba Đình và Trụ sở các phường thuộc quận khá tốt so với các quận huyện khác thuộc Thành phố. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa nhanh, đặc biệt từ khi Luật cư trú có hiệu lực dân số quận ngày một tăng, nhiệm vụ quản lý nhà nước ở cấp phường, quận ngày một nặng nề, nhu cầu về diện tích tích trụ sở làm việc ngày càng cao để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, phục vụ nhân dân. Do vậy, các trụ sở cũ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, cần phải đầu tư cải tạo, xây dựng mới. Đặc biệt, từ năm 2005 đến nay khi điều chỉnh địa giới hành chính các phường Ngọc Hà, Cống Vị, Ngọc Khánh và thành lập thêm 2 phường mới là Liễu Giai và Vĩnh Phúc thì phường Cống Vị chưa có trụ sở phường chính thức, hiện vẫn phải sử dụng diện tích trước đây là kho lưu giữ tang tài vật của Công an phường làm trụ sở.

Với thực trạng các trụ sở nêu trên, trong giai đoạn 2011 - 2015 cần ưu tiên tập trung vốn đầu tư xây dựng trụ sở cho các đơn vị còn thiếu. Đồng thời đối với các đơn vị đã có trụ sở nhưng đã xuống cấp cần có kế hoạch cải tạo để đáp ứng nhu cầu hoạt động của các đơn vị.

Về cơ sở hạ tầng đường, thoát nước

Trên địa bàn quận, ngoài các tuyến phố chính, tuyến phố trung tâm được đầu tư rất đẹp: Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Trần Phú... vẫn còn rất nhiều tuyến phố nhỏ Kim Mã Thượng, Nam Tràng, Nguyễn Khắc Hiếu...chưa được quan tâm đầu tư đồng bộ.

Bên cạnh đó, với đặc điểm hình thành từ các làng cổ trước đây, nên hệ thống ngõ ngách ở một số phường thuộc quận khá nhỏ hẹp, việc quản lý trật tự xây dựng do lịch sử để lại có nhiều bất cập nên hệ thống đường, thoát nước các ngõ ngách cần phải đầu tư lớn, đặc biệt để giải quyết vấn đề úng ngập cục bộ.

Trên địa bàn quận có các khu tập thể lớn hình thành từ thời bao cấp như Khu tập thể Thành Công, khu tập thể Giảng Võ. Đến nay hạ tầng kỹ thuật của các khu vực này đã quá tải, cần thiết phải quy hoạch, xây dựng lại.

Các công trình hạ tầng kỹ thuật đường, thoát nước của các ngõ, ngách, các tuyến phố hàng ngày, hàng giờ tác động trực tiếp đến đời sống dân sinh. Do vậy, để nhân dân thấy được hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền và sự quan tâm của lãnh đạo các cấp chính quyền đối với nhân dân, trong thời gian tới đây cũng là nhóm công trình phải quan tâm đầu tư. Đối với các tuyến ngõ ngách, quy mô đầu tư không lớn và do các phường trực tiếp quản lý nên đây sẽ là điều kiện thuận lợi để phân cấp đầu tư cho cấp phường triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp quận tại Quận Ba Đình (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w