điều kiện khá đầy đủ, cơ sở vật chất hiện đại, các khu hoạt động sản xuất và văn phòng tách biệt hẳn nhau. Đối với các công nhân sản xuất luôn được hưởng những chế độ bảo hiểm đầy đủ và thường xuyên được trợ cấp tiền độc hại cũng như phụ dưỡng dinh dưỡng để hoạt động tốt.
Ngoài thời gian làm việc căng thẳng thì công ty cũng tạo điều kiện để nhân viên được hoạt động thể thao, rèn luyện sức khỏe…
III/ Đánh giá tình hình phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH Hưng Thịnh Hưng Thịnh
1/ Những thành tựu đạt được
Bảng 4: a/ Về số lượng và chất lượng
LĐ (người) 2007 2008 2009 2010 2011 So sánh 2011-2010
Số tuyệt đối Số tương đối
-Tổng số LĐ 102 109 115 120 126 6 5.00% - Giới tính Nam 70 74 76 81 85 4 4.93% Nữ 32 35 39 39 41 2 5.12% - Trình độ Đại học 25 27 28 30 31 1 3.33% Cao đẳng 19 22 24 25 27 2 8.00% Lđ phổ thông 58 60 63 65 68 3 4.61%
Qua số liệu bảng trên ta thấy được sự biến động theo một chiều hướng tích cực về cơ cấu lao động của công ty. Số lượng lao động nam nhiều hơn số
lượng lao động nữ qua các năm, bình quân số nam chiếm gấp đôi số nữ. Điều đó là do đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty Hưng Thịnh đòi hỏi nhiều lao động nam hơn để đáp ứng tốt hơn hiệu quả kinh doanh.
Nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ nhỏ, đảm nhận những vai trò quan trọng trong công ty, chủ yếu là những người tốt nghiệp về ngành kỹ thuật, kinh doanh. Số lượng trình độ trung cấp và lao động phổ thông tăng theo các năm chứng tỏ rằng công ty đã tạo điều kiện công ăn việc làm nhiều hơn cho người lao động. Nhìn chung, cơ cấu lao động của công ty ổn định qua các năm, số lượng tăng giảm không nhiều, chất lượng cán bộ công nhân viên khá đồng đều.
b/ Về đóng góp của nguồn nhân lực cho phát triển SXKD của công tyBảng 5: - Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thời gian và địa điểm Bảng 5: - Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thời gian và địa điểm
Địa điểm 2007 2008 2009 2010 2011 So sánh 2011-2010 S.tuyệt đối Số tương đối Nam Định 21000 28000 37000 59000 73000 14000 23.72%
Thái Bình 13000 16000 23000 28000 37000 9000 32.14%
Ninh Bình 9000 11000 21000 25000 33000 8000 32.00%
Đơn vị: tấn
Qua bảng trên ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng khá đồng đều theo các năm ở cả ba thị trường tiêu thụ. Nam Định vẫn là thị trường lớn nhất. Hai thị trường Thái Bình và Ninh Bình đang dần dần cân đối. Điều này cho thấy công ty đang trên đà phát triển và việc mở rộng thị trường trong tương lai là điều hoàn toàn có thể.
- Đào tạo cũng là một hình thức đầu tư, giống như khi đầu tư vào việc cải tiến nâng cao trình độ trang thiết bị kỹ thuật và mở rộng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần tính toán đến hiệu quả của việc đầu tư. Do đó, khi
thực hiện các chương trình đào tạo, công ty đã có sự đánh giá hiệu quả về mặt định hướng thông qua việc so sánh, phân tích những lợi ích do đào tạo mang lại.
Bảng 6: + Hiệu quả công tác phát triển nhân lực của công ty được thể hiện qua năng suất lao động:
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 So sánh 2011-2010 Số tuyệt đối Số tương đối Tổng sản phẩm tiêu thụ (tấn) 40000 54000 81000 112000 143000 31000 27.67% Số LĐ BQ trong năm (người) 102 109 115 120 126 6 5.00% NSLĐ bình quân ( tấn/người) 392 495 704 933 1134 201 21.54%
Năng suất lao động bình quân năm 2011 tăng 201 tấn so với năm 2010, điều này phản ánh lên rằng trong năm 2011 là một năm phát triển vượt bậc. Nguyên nhân là do trong năm 2011 công ty đã có những thay đổi hợp lý trong quản lý, công ty đã tiến hành phương thức sản xuất kinh doanh mới, máy móc trang thiết bị hiện đại, lực lượng lao động được đào tạo mới và đào tạo lại một cách bài bản đã làm cho trình độ của lực lượng lao động nâng lên đáng kể. Điều này tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất hiệu quả hơn, doanh thu của công ty cũng tăng lên đáng kể.
- Căn cứ vào chất lượng sản phẩm
Trình độ dân trí càng cao thì đối với hoạt động chiến lược sản xuất kinh doanh càng lớn. Bởi lẽ nó ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, kiểu dáng, mẫu mã của hàng hóa mà người tiêu dùng đòi hỏi. Công ty TNHH Hưng Thịnh đã duy trì và thu được lợi nhuận khi sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, đáp ứng sự hài lòng
thỏa mãn, mà hơn cả là xây dựng được ở khách hàng một niềm tin bền vững vào doanh nghiệp. Ngoài ra công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường và với các đối thủ cạnh tranh. Để đạt được những điều trên một phần chính là nhờ vào công tác phát triển nhân lực trong công ty.
2/ Những tồn tại hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực tại công tya/ Về công tác đào tạo a/ Về công tác đào tạo
Như chúng ta đã biết công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty có những định hướng phát triển lâu dài những bên cạnh đó nó cũng tồn tại những hạn chế sau:
- Có thể nói việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vẫn còn có nhiều vấn đề bất cập, nhu cầu đào tạo chủ yếu xuất phát từ nguyện vọng từ bản thân người lao động. Nếu như người lao động có nhu cầu về đào tạo thì viết đơn lên phòng tổ chức và ban lãnh đạo. Sau đó họ xem xét đơn và đưa ra quyết định . Nhưng bên cạnh đó vẫn có một số đối tượng đi học vì thành tích chứ không phải là nâng cao trình độ tay nghề.
- Kinh phí cho việc đào tạo và phát triển đã được chú trọng song nó vẫn còn hạn hẹp chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty, chưa thực sự tận dụng hết được đội ngũ thợ lành nghề bên trong để giảm bớt chi phí. Đặc biệt chưa có chính sách khuyến khích cụ thể đối với các cán bộ, chiến sỹ tự học hỏi, tự đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề.
- Về công tác quản lý chưa xây dựng đầy đủ các quy chế, quy định nội dung cho công tác quản lý đào tạo, các phương tiện đào tạo chưa được đáp ứng đầy đủ.
b/ Về các nguồn lực cho đào tạo