Công tác quản lý chất thải bệnh viện cần được qui định trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận khác nhau, tránh tình trạng chồng chéo nhiệm vụ hoặc nhiệm vụ không thuộc quyền hạn của bộ phận nào. Phải đảm bảo sự hiệu quả, bộ máy gọn nhẹ chuyên nghiệp. Trên cơ sởđó và căn cứ điều kiện của các bệnh viện trong tỉnh, mô hình quản lý CTRYT tại các bệnh viện có thểđược xây dựng như sau:
Đường quản lý; Đường quan hệ
Hình 3.4: Mô hình đề xuất quản lý chất thải bệnh viện
Trưởng phòng KHTH/Phòng tài vụ Giám đốc bệnh viện Trưởng phòng Y tá/Điều dưỡng Trưởng phòng Hành chính quản trị Các nhân viên cấp cứu Trưởng Phòng/Ban quản lý chất thải bệnh viện Các Trưởng khoa Tư vấn: Chống
nhiễm khuẩn/Khoa
Dược/ X-quang
Trong hình 3.4 qui định trách nhiệm các cá nhân, bộ phận như sau:
Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm chung, thành lập, bổ nhiệm cán bộ phụ trách, phân bổ kinh phí và nhân lực để đảm bảo cho Ban/Phòng quản lý chất thải bệnh viện hoạt động hiệu quả.
Trưởng Ban/Phòng quản lý chất thải bệnh viện: chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về các hoạt động của Ban/Phòng, phối hợp với các Phòng/Ban/Khoa giám sát công tác đào tạo, giáo dục, nâng cao nhận thức và hướng dẫn cho nhân viên biết xử lý các tình huống khi xảy ra tai nạn hoặc sự cố và cách phòng tránh.
Các trưởng khoa: cùng với trưởng Ban quản lý chất thải bệnh viện giám sát các nhân viên trong khoa thực hiện đúng qui trình phân loại, thu gom, xử lý ban đầu theo Quy chế quản lý chất thải bệnh viện của Bộ Y tế.
Trưởng phòng y tá, điều dưỡng: chịu trách nhiệm về chương trình đào tạo cho nhân viên điều dưỡng, hộ lý, những nhân viên mới vào bệnh viện về các kỹ thuật, quy định phân loại, lưu giữ, vận chuyển và tiêu hủy chất thải.
Hộ lý các khoa/buồng bệnh: đặt thùng và thu gom chất thải theo qui định. Cọ rửa thùng đựng chất thải hằng ngày.
Nhân viên tổ vệ sinh, thu gom chất thải bệnh viện: chuyển chất thải bằng xe đẩy (nếu có) từ các khoa đến nơi lưu giữ chất thải tập trung của bệnh viện. Tuyệt đối không làm rơi vãi chất thải trên đường vận chuyển.