Thu gom tại các khoa phòng

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý” (Trang 89)

Quá trình phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ CTRYT trong bệnh viện phải thực hiện theo đúng quy định trong Quy chế QLCTYT của Bộ Y tế, bao gồm các quy định cơ bản sau:

Các quy định về màu sắc, kích cỡ, tiêu chuẩn túi, hộp, thùng đựng CTRYT và nơi để túi hoặc thùng (Theo qui định tại quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế).

Các tiêu chuẩn, quy định về khu lưu trữ và thời gian lưu trữ CTRYT trong bệnh viện.

Các quy định về vận chuyển CTRYTNH đến lò đốt tại các bệnh viện.

Các bệnh viện cũng nên xây dựng cho mình những quy định nội bộ về công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRYT, đặc biệt là khâu phân loại tại chỗ, có cơ chế rõ ràng thưởng phạt phân minh, để khuyến khích và động viên các cán bộ công nhân viên trong bệnh viện thực hiện tốt công tác quản lý CTRYT.

- Công tác thu gom phân loại chất thải, cần thực hiện một số khắc phục như sau:

 Cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác thu gom tại khoa bằng cách sắp xếp thùng chứa rác y tế đúng màu quy định của Bộ Y tế trong quy chế QLCTYT tại mỗi khoa phòng.

 Trang bị thùng đựng vật sắc nhọn cứng, không có khảnăng gây thủng.

 Thay thế kịp thời các thùng rác bịhư hỏng.

- Về công tác vận chuyển rác bệnh viện cần nhanh chóng thực hiện một số việc như sau:

 Tăng cường các loại xe chuyên dụng sử dụng cho việc thu gom vận chuyển rác y tế.

 Quá trình vận chuyển phải kín tức là rác bỏ vào thùng vừa đủ và phải đậy nắp lại an toàn.

 Với quy mô giường bệnh và bệnh nhân vào khám và chữa bệnh nên xem xét việc tăng thêm số lần lấy rác trong ngày ở một số bệnh viện.

Hiện tại thùng rác mà các bệnh viện sử dụng cho mục đích sinh hoạt chung bố trí tại khu vực bên ngoài hay lưu giữ tại các khoa phòng cũng như vận chuyển về

nhà lưu giữ đều là những thùng dung tích 120 lít có nắp đậy và bánh xe, chưa có thùng chứa dành riêng cho rác tái chế. Vì thế, có thể sử dụng loại thùng rác có cùng kích thước bằng với thùng rác hiện tại của bệnh viện nhưng có 3 ngăn để phân loại vật liệu tái chế, màu sắc khác biệt, trên mỗi thùng cần phải có ghi chú cụ thể là thùng nào chứa rác tái chế và thùng nào chứa rác không tận dụng được.

Riêng loại thùng sử dụng để chứa vật sắc nhọn, các bệnh viện có thể thay thế thùng mũ hiện tại không đúng chuẩn bằng loại vật liệu đúng chuẩn chất lượng, màu vàng theo quy định cũng như biểu tượng nguy hại sinh học rõ ràng. Hiện tại trên thị trường có hai dạng hộp an toàn đựng vật sắc nhọn, loại bằng mũ và loại bằng bìa carton cứng theo hình 3.1 minh họa bên dưới. Do đó, việc trang bị loại hộp đựng vật sắc nhọn tùy theo giá cả, quyết định của ban lãnh đạo cũng như kinh phí của bệnh viện.

Hình 3.1: Thùng chứa rác tại các khoa phòng

Hình 3.2: Thùng đựng vật sắc nhọn trong bệnh viện

(Nguồn: Công ty cổ phần vật tư thiết bị môi trường)

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý” (Trang 89)