CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý” (Trang 100)

Công nghệ xử lý CTRYTNH phổ biến hiện nay là công nghệ đốt và không đốt. Tuy nhiên công nghệ lò đốt trong thời gian qua đã bộc lộ rất nhiều những hạn chế vềmôi trường, vận hành, chi phí … so với công nghệkhông đốt.

Như vậy công nghệ không đốt, cụ thể là công nghệ "Vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa" được coi là một giải pháp ưu tiên.

Khi áp dụng công nghệ không đốt thì yếutố phải được xem xét khi lựachọn công nghệxử lý CTRYTNH gồm:

 Công suất xử lý: Khốilượngdự báo CTRYTNH phát sinh trong các năm 2015, 2020, 2025 của Hải Dương lần lượt là 1,27 tấn/ngày, 1,69 tấn/ngày, 2,2 tấn/ngày. Với công suất lựa chọn từ 50 - 800 kg/h thì chỉ với 3 hệ thống lò khử khuẩn bằng vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa có công suất trung bình là đủ xử lý cho toàn tỉnh.

 Loại chất thải được xử lý: Thành phần của CTRYTNH gồm chủ yếu là chất thải lây nhiễm mang các mầmbệnh, yêu cầu xử lý là khử khuẩntuyệtđối. Các chất thải nguy hại khác như hóa chất, dược phẩm, chất phóng xạ vớilượng nhỏ ta có thể tách riêng xử lý đơngiảnnhư các chất công nghiệp khác.

 Hiệu lựckhử khuẩn: Với hiệu suất khử khuẩn đạt 99,9999 công nghệ vi sóng kết hợphơinước bão hòa đáp ứngtốt tiêu chí này.

 Phát thải ra môi trường và phần còn lại của chất thải: Với công nghệ vi sóng không làm phát sinh các chất ra môi trường xung quanh. Phần còn lại sau xử lý có thể được dùng để tái chế hoặc xử lý như những chất thải thông thường khác. Thể tích có thểgiảmtới 80% bằngmột máy nghiềnđặt trong hệthống.

 Yêu cầu không gian, công trình phụ và lắp đặt khác: Công nghệ vi sóng không yêu cầu không gian nhiều hơn lò đốt, không cần các công trình phụ trợ. Vận hành đơngiản không tiêu tốnnhiều nănglượngđểxử lý.

 An toàn nghề nghiệp và bảo hộ lao động: Lò vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa được vận hành một cách đơn giản, chỉcần một người phụ trách không cần chuyên môn sâu. Năng lượng dùng là vi sóng nên khả năng cháy nổ thấp đặc biệt không phát sinh khí, mùi độchại.Hệthống hoạtđộng êm không gây ồn.

Nguyên tắc hoạt động:

Nguyên tắc cơ bản của phương pháp đó là sử dụng vi sóng kết hợp hơi nước tạo nhiệt ẩm. Hầu hết các vi sinh vật bị phá hủy do tác động của lò vi sóng ở tần số khoảng 2450 MHz và bước sóng 12.24cm. Nước chứa trong chất thải được nhanh chóng làm nóng bằng lò vi sóng và thành phần lây nhiễm bị phá hủy bởi dẫn nhiệt. Ưu điểm lớn nhất của công nghệ là làm nóng vật liệu từ trong ra ngoài, cung cấp nhiệt lượng rất cao. Quá trình xử lý được hệ thống cơ học và điện tử điều khiển đảm bảo an toàn và hiệu suất xử lý triệt để (Hình 3.6).

Hình 3.6: Sơ đồ của hệ thống xử lý rác bằng vi sóng.

(Nguồn: http://www.sanitecind.com/)

Một cần trục tự động nâng các thùng chứa túi rác vào trong cửa nạp rác ở phía trên của hệ thống. Rác thải được đưa vào máy nghiền, nhờ vậy các vật dụng như chai lọ, bơm kim tiêm, các loại ống nhựa được cắt nhỏ. Vì thế, rác thải được đảm bảo tất cả đều được khử trùng triệt để. Thông qua phễu chuyển, rác thải đã cắt nhỏ được làm ẩm bằng hơi nước bão hòa rồi chuyển vào buồng xử lý. Việc làm ẩm bề mặt này có tác dụng giúp năng lượng nhiệt do vi sóng tạo ra làm nóng chất thải từ bên trong, kết hợp với nhiệt độ và áp suất cao sẽ có tác dụng phá hủy cấu trúc tế bào và tiêu diệt tất cả các loại mầm bệnh có trong chất thải. Nhờ đó, sau khi xử lý, chất thải lây nhiễm nguy hại sẽ trở thành chất thải thông thường mà không bị phá hủy, sau đó được xử lý như chất thải rắn thông thường bằng phương pháp chôn lấp, tái chế... Hỗn hợp được đưa qua hệ thống băng tải vít có bố trí các máy vi sóng dọc băng tải. Vi sóng làm nóng hơi nước và một số chất liệu qua đó khử trùng hỗn hợp rác. Hệ thống máy vi tính sẽ duy trì thời gian và nhiệt độ thích hợp để hoàn tất quá

Giỏ nạp Máy nghiền Xử lý vi sóng Rác đã xử lý Phễu chuyển rác, làm ẩm Bảng điều khiển thang máy Cửa nạp rác Máy phát điện Màng lọc HEPA Vỏ hệ thống Bảng điều khiển hệ thống

trình (khoảng 20 phút). Quá trình xử lý được giám sát nghiêm ngặt bởi bảng các chỉ tiêu đánh giá mức độ khử trùng (dùng các vi khuẩn chỉ thị Bacillus subtilis). Các số liệu giám sát thường xuyên phải đảm bảo đạt yêu cầu qui định với một biên độ rộng. Toàn bộ quy trình hoạt động của công nghệ này đều không tạo ra khói bụi, không xả ra nước thải, cũng không sử dụng hóa chất khử, tiệt trùng nên rất thân thiện với môi trường.

Hình 3.7. Hệ thống xử lý vi sóng SANITEC

Mô hình công nghệ áp dụng cho các bệnh viện cần bám sát các Đề án quy hoạch của Trung ương cũng như của tỉnh về xử lý CTRYTNH. Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý CTRYTNH đến năm 2025 [18]. Theo đó Hải Dương là 1/11 tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng và dự kiến năm 2015 thì toàn bộ ngành Y tế áp dụng mô hình xử lý CTRYTNH tập trung. Các CTRYTNH được xử lý tập trung tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại được xây

dựng trong các khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh hoặc vùng tỉnh.

Với qui mô, đặc điểm hoạt động của các bệnh viện trong tỉnh hiện nay, để đáp ứng các tiêu chí về mặt môi trường, hiệu quả hoạt động thì nên áp dụng thực hiện theo mô hình cụm bệnh viện. Để đảm bảo tính đồng bộ tránh lãng phí thì UBND tỉnh, Sở Y tế phải là các đầu mối trong việc bố trí, đầu tư, xây dựng các công trình xử lý. Tính toán mức độ phát sinh tập trung CTRYTNH, khối lượng CTRYTNH phát sinh, hiện trạng cơ sở xử lý CTR, mức độ thuận tiện trong việc thu gom, vận chuyển, định hướng quy hoạch xử lý CTR, năng lực về tài chính để xây dựng các lò đốt mớicủa từng khu vực.

Theo điều kiện hiện tại của ngành Y tế Hải Dương có thể bố trí hệ thống xử lý rác thải rắn y tế như sau:

 Tiếp tục duy trì hoạt động của các lò đốt rác của 11 bệnh viện huyện, thị (không tính bệnh viện Tp Hải Dương) để làm nhiệm vụ xử lý CTRYTNH cho các cơ sở y tế trong địa bàn (Trung tâm y tế, các trạm y tế, các cơ sở y tế khác).

 Song song đầu tư lắp đặt 3 hệ thống xử lý rác thải rắn bằng công nghệ vi sóng bố trí tại các cụm huyện:

- Cụm 1: Chí Linh, Nam Sách, Thanh Hà, Kim Thành, Kinh Môn với công suất lắp đặt dự kiến là 150kg/h;

- Cụm 2: Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện, Bình Giang với công suất lắp đặt dự kiến là 150 kg/h;

- Cụm 3: BVĐK tỉnh, các BV chuyên khoa tuyến tỉnh với công suất lắp đặt dự kiến là 300kg/h.

Các huyện Gia Lộc, Cẩm Giàng vận chuyển về hệ thống trung tâm đặt tại bệnh viện đa khoa tỉnh.

 Tiếp tục duy trì các lò đốt tại các bệnh viện tuyến tỉnh, các cơ sở y tế trên địa bàn Tp Hải Dương. Bố trí lắp đặt một hệ thống xử lý rác bằng công nghệ "vi sóng kết hợp với hơi nước bão hòa" để xử lý rác cho các bệnh viện, cơ sở y tế chưa có lò đốt rác (Bệnh viện Nhi, bệnh viện Phụ sản, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe bà

mẹ & trẻ em,…). Các lò đốt tại các bệnh viện khác nếu hoạt động không hiệu quả (hỏng hóc, chi phí cao,…) sẽ không tiếp tục đầu tư mà chuyển về hệ thống xử lý tập trung tại bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Việc áp dụng công nghệ không đốt trong công tác xử lý CTRYTNH làm thay đổi đối tượng cần kiểm soát trong quá trình xử lýtheo hướng thuận lợi hơn. Với các lò đốt có phát sinh các khí độc hại phát sinh (Dioxin, Furan,…) còn lò vi sóng cần kiểm soát các chỉ tiêu khử khuẩn. Việc quan trắc các khí thải của lò đốt nằm ngoài khả năng của các bệnh viện, thậm chí một số chỉ tiêu quan trọng tại Việt Nam cũng chưa làm phân tích được. Ngược lại đối với công tác kiểm soát chất lượng khử khuẩn, ngành y tế hoàn toàn có thể làm chủ vì các bệnh viện lớn đều có khoa vi sinh, thuận tiện và có tính khả thi cao hơn so với việc kiểm soát khí thải lò đốt CTRYT. Bên cạnh đó, kinh nghiệm khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế, đồ vải trong ngành y tế sẽ rất hữu ích cho việc quản lý thiết bị khử khuẩn CTRYT nếu thiết bị này do bệnh viện quản lý và vận hành.

Để đáp ứng nhu cầu xử lý CTRYTNH trong tương lai nên chọn thiết bị có công suất khoảng 150 - 300 kg/h. Với giá thành được dự tính vào khoảng 500000 USD. Như vậy cần khoảng 30 tỉ đồng để đầu tư hệ thống xử lý CTRYTNH cho toàn tỉnh trong thời gian tới. Đây là chi phí đầu tưphù hợp có thể triển khai.

Áp dụng công nghệ "Vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa" cho hiệu quả cao về mặt môi trường, kinh tế và xã hội. Hệ thống được kết nối nguồn điện đơn giản, riêng thiết bị khử khuẩn có kết nối thêm đường nước cấp và ống nước thải ra hệ thống nước thải chungcủa bệnh viện. Thiết bị đồng bộ, lắp đặt theo đơn giản, dễ di chuyển, sử dụng ít năng lượng. Vật tư tiêu hao là túi rác chịu nhiệt, giấy in báo cáo kết quả tự động và nước khử mùi. Việc vận hành chỉ cần 1 người, thao tác đơn giản. Hệ thống công nghệ này cũng được triển khai áp dụng ở một số bệnh viện khác như: Lao và bệnh phổi Trung ương, C Đà Nẵng, Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, Bệnh viện Đa khoa số 1 Lào Cai.

KT LUN VÀ KIN NGH

1. KẾT LUẬN

Luận văn “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý” đã nghiên cứu về hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế, dựa trên số liệu tổng hợp tình hình phát sinh, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại thông qua việc điều tra, khảo sát tình hình QLCTYTNH tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Từ đó đã đánh giá thực trạng QLCTYTNH, đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý chất thải nguy hại cho hệ thống cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Một số kết luận chính của luận văn:

Thực trạng QLCTYT ở các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hải

Dương

Đối chiếu với Quy chế Quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 43/QĐ-BYT ngày 30/11/2007, công tác QLCTYT tại các bệnh viện tỉnh Hải Dương hiện nay đã có nhiều tiến bộ: 95,5% BV có đề án bảo vệmôi trường; 63,6% BV có sổ sổ đăng ký chủ nguồn chất thải; 100% BV có sổ theo dõi lượng chất thải phát sinh hàng ngày; 90,9% BV có báo cáo giám sát môi trường định kỳ; 100% BV đã phân công bộ phận chịu trách nhiệm về QLCTYT, đảm bảo mỗi khoa chuyên môn có 01 VSV; 100% bệnh viện thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn; 86,36% CTRYTNH được thực hiên tiêu hủy ngay tại bệnh viện bằng công nghệđốt 2 buồng; 77,27% BV có nhà lưu giữ chất thải y tế nguy hại đạt yêu cầu; 68,18% BV có nơi lưu giữ chất thải thông thường đạt yêu cầu; 68,18% BV có nơi lưu giữ chất thải tái chếđạt yêu cầu; 59,09% BV có thực hiện quan trắc khí thải lò đốt và 100% mẫu quan trắc đạt tiêu chuẩn môi trường.

Tuy nhiên, công tác quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các bệnh viện vẫn còn những tồn tại cần tập trung khắc phục:

Thứ nhất: Phân công bộ phận phụ trách công tác Quản lý CTYT giữa các bệnh viện không thống nhất: Phòng Điều dưỡng 40,9%, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn 40,9%, Phòng Hành chính 18,2%.

Thứ hai: 86,4% bệnh viện chưa có Kế hoạch QLCTYT; 45,5% BV chưa có giấy phép xả thải.

Thứ ba: Tỷ lệNVYT chưa được tập huấn về QLCTYT còn cao 58,31%. Thứ tư: 100% túi đựng, thùng chứa không đảm bảo chất lượng; 95,45% xe chở chất thải y tế không đúng qui định (không có nắp); sử dụng lò đốt rác thải y tế có công suất từ20 đến 25kg/giờlà chưa hợp lý, lãng phí.

Thứ năm: 40,91% BV chưa thực hiện quan trắc khí thải lò đốt

Thứ 6: Kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động QLCTYT đạt bình quân 3.428 đồng/giường bệnh/ngày là thấp.

Kiến thức, thực hành của NVYT và VSV về QLCTYT

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế trong công tác xử lý chất thải y tế ở nước ta hiện nay đó là trình độ nhận thức và thực hành của nhân viên y tếcòn chưa cao; ở các bệnh viện thuộc tỉnh Hải Dương tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức và thực hành tốt đã được cải thiện rõ rệt: NVYT có kiến thức chung vềQLCTYT đạt 78,1%; Kiến thức chung về QLCTYT của VSV đạt 73,9%; 98,6% NVYT có thực hiện phân loại tại nguồn phát sinh. 19/12 Bệnh viện có 100% NVYT thực hiện việc này. Tỷ lệ 99,1% VSV có quan tâm tới việc thực hiện phân loại tại nguồn phát sinh.

Có mối liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức và thực hành: nếu NVYT, VSV có kiến thức thì thực hành tốt hơn về QLCTYT tại bệnh viện.

Dự báo khối lượng CTYTNH trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2015 là 1,27 tấn/ ngày, năm 2020 là 1,69 tấn/ ngày và đến năm 2025 là 2,2 tấn/ngày.

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Đối với các bệnh viện

 Thực hiện các giải pháp đã nêu phần trên (Hoàn thiện quy hoạch, chính sách quản lý, xây dựng mô hình quản lý chất thải y tế, tuyên truyền) góp phần thực hiện quản lý CTRYT nói riêng và bảo vệmôi trường nói chung.

 Phải xây dựng Kế hoạch QLCTYT hàng năm trình Sở Y tế phê duyệt.

 Thống nhất giao cho Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện chịu trách nhiệm về QLCTYT.

 Tổ chức tập huấn cho NVYT, VSV về QLCTYT.

 Lập hồ sơ xin phép xả thải theo quy định.

 Đảm bảo kinh phí chi thường xuyên cho công tác QLCTYT của bệnh viện, đặc biệt là chất lượng các dụng cụ chứa, đựng, lưu giữ, vận chuyển chất thải trong bệnh viện.

 Định kỳ tổ chức khám sức khỏe cho VSV, NVYT của bệnh viện.

 Áp dụng công nghệ xử lý chất thải y tế nguy hại tiên tiến

2.2. Đối với Sở Y tế

Cần có văn bản chỉ đạo để các bệnh viện thống nhất về công tác QLCTYT đặc biệt là rác thải y tế nguy hại; Tổ công tác liên ngành cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chế QLCTYT ban hành theo quyết định số 43/2007/QĐ– BYT ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Bộ Y tế và Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của BộTài nguyên và Môi trường về việc QLCTNH.

TÀI LIU THAM KHO Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011- Chất thải rắn, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư 12/2011/TT-BTNMT qui định về quản

lý chất thải nguy hại, Hà Nội.

3. Bộ Y tế (2008), Báo cáo Hội nghị Tổng kết ngành y tế năm 2008 và triển khai công

tác y tế năm 2009, Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2009), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2009, tháng 12/2009, Hà

Nội.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý” (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)