Tình hình thực hiện quy định về hành chính

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý” (Trang 50)

Bảng 2.1. Tình hình thực hiện quy định về hành chính STT Tên bệnh viện A B C D E F 1 BV ĐK tỉnh 1 1 1 1 1 1 2 BV Nhi 1 0 1 1 1 1 3 BV Phụ sản 1 1 0 1 1 1

4 BV Lao & Phổi 1 1 1 1 1 1

5 BV Y học cổ truyền 1 0 1 1 1 1

6 BV Điễu dưỡng & PHCN 1 0 1 1 0 1

7 BV Tâm thần kinh 1 0 0 1 0 1 8 BV Phong 1 0 0 1 1 1 9 BV Mắt & Da liễu 1 0 0 1 1 1 10 BVĐK Tp Hải Dương 1 0 0 1 0 1 11 BVĐK Gia Lộc 1 0 1 1 1 1 12 BVĐK Tứ Kỳ 1 0 1 1 0 0 13 BVĐK Ninh Giang 1 0 0 1 0 1 14 BVĐK Thanh Miện 1 0 0 1 1 1 15 BVĐK Bình Giang 1 0 1 1 0 1 16 BVĐK Cẩm Giàng 1 0 1 1 1 1 17 BVĐK Nam Sách 1 0 1 1 1 1

STT Tên bệnh viện A B C D E F 18 BVĐK Thanh Hà 1 0 1 1 0 1 19 BVĐK Chí Linh 1 0 1 1 0 1 20 BVĐK Kim Thành 0 0 0 1 0 0 21 BVĐK Kinh Môn 1 0 1 1 0 1 22 BVĐK Nhị Chiểu 1 0 1 1 1 1 Tổng 21 3 14 22 12 20

(A): Báo cáo ĐTM/Đề án bảo vệ môi trường/Cam kết bảo vệ môi trường (có: 1, không có: 0).

(B): Kế hoạch quản lý chất thải (có: 1, không có: 0).

(C): Sổđăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại (có: 1, không có: 0).

(D): Sổtheo dõi lượng chất thải phát sinh hàng ngày (có: 1, không có: 0). (E): Giấy phép xả thải ra môi trường (có: 1, không có: 0).

(F): Báo cáo kết quảgiám sát môi trường định kỳ (có: 1, không có: 0). Nhận xét:

Giám đốc bệnh viện là người chịu trách nhiệm về QLCTYT từ khi phát sinh tới khâu tiêu hủy cuối cùng tại bệnh viện; hệ thống văn bản hành chính liên quan đến QLCTYT tại bệnh viện phải được lưu giữ bao gồm: Kế hoạch quản lý chất thải y tế, Báo cáo ĐTM hoặc đề án bảo vệ môi trường, quyết định thành lập Hội đồng chống nhiễm khuẩn, sổ đăng ký chủ nguồn thải, sổ theo dõi lượng chất thải phát sinh hàng ngày, giấy phép xả thải, báo cáo quan trắc môi trường,.... Kết quả nghiên cứu của tác giả: 95,5% bệnh viện có đề án bảo vệ môi trường, kết quả này cao hơn kết quả Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ly và cộng sự (2013) về QLCTYTtại các bệnh viện tuyến tỉnh ở Hải Dương [13]: 50% bệnh viện tuyến tỉnh có đề án bảo vệ môi trường, lý do cao hơn là đa số bệnh viện tuyến tỉnh là bệnh viện chuyên khoa, một số bệnh viện mới thành lập nên thực hiện QLCTYT chưa thành nề nếp. Và 63,6% bệnh viện có sổ đăng ký chủ nguồn chất thải; 100% bệnh viện có sổ theo dõi lượng

chất thải phát sinh hàng ngày; 90,9% bệnh viện có báo cáo giám sát môi trường định kỳ là công việc đã thực hiện tốt, tuy nhiên vẫn còn: 45,5% bệnh viện không có giấy phép xả thải, 86,4% bệnh viện không có Kế hoạch QLCTYTcần phải được quan tâm chấn chỉnh, bổ sung để nâng cao hiệu quả QLCTYT bệnh viện. Qua nghiên cứu các văn bản liên quan đến QLCTYT như trên đã có lưu tại các bệnh viện, tác giả nhận thấy giữa các bệnh viện không theo một mẫu thống nhất nguyên nhân do Bộ Y tế sau nhiều năm ban hành Quyết định 43/2007/QĐ-BYT nhưng Bộ Y tế chưa ban hành được mẫu thống nhất để các đơn vị thực hiện.

Theo kết quả điều tra được có 86,4% bệnh viện không có Kế hoạch QLCTYT, lý do đến thời điểm nghiên cứu, Bộ Y tế cũng chưa đưa ra được mẫu về Bản kế hoạch QLCTYT cho các bệnh viện thực hiện nên các bệnh viện lúng túng không biết xây dựng bản kế hoạch như thế nào; Không có Kế hoạch QLCTYT là nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong Quản lý chất thải bệnh viện.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý” (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)