Việc thực hiện quy chế QLCTYT của VSV

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý” (Trang 71)

Bảng 2.8. Việc thực hiện quy chế QLCTYT của VSV

STT Tên bệnh viện

Quan tâm tới việc thực hiện phân loại tại nguồn phát sinh

Thực hiện việc phân loại tại nguồn phát

sinh Không Không N % N % N % N % 1 BV ĐK tỉnh 20 100 0 0 20 100 0 0 2 BV Nhi 2 100 0 0 2 100 0 0 3 BV Phụ sản 6 100 0 0 5 83.3 1 16.7

4 BV Lao & Phổi 4 100 0 0 4 100 0 0

5 BV Y học cổ truyền 6 100 0 0 6 100 0 0

6 BV Điễu dưỡng & PHCN 4 100 0 0 4 100 0 0

7 BV Tâm thần kinh 3 100 0 0 3 100 0 0 8 BV Phong 4 100 0 0 4 100 0 0 9 BV Mắt & Da liễu 3 100 0 0 2 66.6 1 33.4 10 BVĐK Tp Hải Dương 2 100 0 0 2 100 0 0 11 BVĐK Gia Lộc 4 100 0 0 4 100 0 0 12 BVĐK Tứ Kỳ 5 83.3 1 16.7 5 83.3 1 16.7 13 BVĐK Ninh Giang 6 100 0 0 5 83.3 1 16.7 14 BVĐK Thanh Miện 5 100 0 0 5 100 0 0 15 BVĐK Bình Giang 7 100 0 0 7 100 0 0 16 BVĐK Cẩm Giàng 5 100 0 0 5 100 0 0 17 BVĐK Nam Sách 4 100 0 0 4 100 0 0

STT Tên bệnh viện

Quan tâm tới việc thực hiện phân loại tại nguồn phát sinh

Thực hiện việc phân loại tại nguồn phát

sinh Không Không 18 BVĐK Thanh Hà 6 100 0 0 5 83.3 1 16.7 19 BVĐK Chí Linh 5 100 0 0 4 80 1 20 20 BVĐK Kim Thành 6 100 0 0 6 100 0 0 21 BVĐK Kinh Môn 3 100 0 0 3 100 0 0 22 BVĐK Nhị Chiểu 3 100 0 0 3 100 0 0 Cộng 113 99.1 1 0.9 108 94.7 6 5.3 Nhận xét: Qua bảng 2.8 ta thấy:

+ Trong tổng số 114 VSV thì có 113 người chiếm 99.1% có quan tâm tới việc thực hiện phân loại tại nguồn phátsinh. 21/22 BV có 100% số VSV quan tâm, riêng BVĐK Tứ Kỳ còn 16.7% VSV chưa quan tâm tới việc này.

+ Tuy nhiên chỉ có 94.7% VSV thực hiện phân loại rác thải tại nguồn. Tại BV Mắt và Da liễu có số VSV chưa thực hiện phân loại cao nhất là 33.4% tiếp theo là BVĐK Chí Linh là 20%, BV Phụ Sản, BVĐK Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Hà đều là 16.7%.

2.1.17. Mối liên quan giữa việc được tập huấn với kiến thức về phân loại

CTRYT của NVYT

Bảng 2.9. Mối liên quan giữa việc được tập huấn với kiến thức về phân loại CTRYT của NVYT Tập huấn Kiến thức Tổng Tốt Khá Trung bình Kém Có N 1 119 194 90 404 % 100 98,3 96 91 95.7 Không N 0 2 8 8 18

% 0 1.7 4.0 8.2 4.3

Tổng N 1 121 202 98 422

% 100 100 100 100 100

P < 0.05

Nhận xét:Qua bảng 2.9 ta thấy:

NVYT được tập huấn có kiến thức khá và trung bình chiếm phần lớn lần lượt là 98,3% và 96%. Trong khi đó tỷ lệ này thấp ở nhóm không tập huấn là 1,7% có kiến thức khá và 4.0% kiến thức trung bình. Kiểm định có ý nghĩa thống kê với p<0.05.

2.1.18. Mối liên quan giữa việc được tập huấn với kiến thức về phân loại

CTRYT của VSV

Bảng 2.10. Mối liên quan giữa việc được tập huấn với kiến thức về phân loại CTRYT của VSV

Tập huấn Tốt Khá Kiến thứcTrung Tổng

bình Kém Có N 0 28 49 29 106 % 0 96.6 96.1 100 97.2 Không N 0 1 2 0 3 % 0 3.4 3.9 0 2.8 Tổng N 0 29 51 29 109 % 100 100 100 100 100 P < 0.05 Nhận xét: Qua bảng 2.10 ta thấy:

VSV được tập huấn có kiến thức khá và trung bình chiếm phần lớn lần lượt là 96.6% và 96.1%. Tỷ lệ này thấp ở nhóm không tập huấnlà 3.4% có kiến thức khá và 3.9% kiến thức trung bình. Kiểm định có ý nghĩa thống kê với p<0.05

2.1.19. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành về phân loại CTRYT của

Bảng 2.11. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành về phân loại CTRYT của NVYT Thực hành Kiến thức Tổng Tốt Khá Trung bình Kém Có N 1 121 199 93 414 % 100 100 98.5 94.9 98.1 Không N 0 0 3 5 8 % 0 0 1.5 5.1 1.9 Tổng N 1 121 202 98 422 % 100 100 100 100 100 P < 0.05 Nhận xét: Qua bảng 2.11 ta thấy:

Đối với nhóm NVYT có kiến thức tốt và khá về phân loại CTYT thì 100% có thực hiện phân loại CTYT ngay tại nguồn và 98.5% NVYT có kiến thức trung bình thực hiện. Trong khi đó ở nhóm có kiến thức kém có tới 5.1% không thực hiện phân loại tại nguồn. Kiểm định có ý nghĩa thống kê với p<0.05

2.1.20. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành về phân loại CTRYT của

VSV

Bảng 2.12. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành về phân loại CTRYT của VSV

Thực hành Kiến thức Tổng Tốt Khá Trung bình Kém Có N 0 28 49 27 104 % 0 96.6 96.1 93.1 95.4 Không N 0 1 2 2 5 % 0 3.4 3.9 6.9 4.6 Tổng N 0 29 51 29 109 % 100 100 100 100 100 P < 0.05

Nhận xét: Qua bảng 2.12 ta thấy:

Đối với nhóm VSV có kiến thức trung bình và khá về phân loại CTYT thì lần lượt có 96.1% và 96.6% có thực hiện phân loại CTYT ngay tại nguồn. Ở nhóm Kiến thức kém còn 6.9% VSV chưa thực hiện phân loại tại nguồn. Kiểm định có ý nghĩa thống kê với p<0.05

2.1.21. Kiến thức của NVYT về tác hại của CTRYTNH đối với sức khỏe con

người

Bảng 2.13. Kiến thứccủa NVYT về tác hại của CTRYTNH đối với sức khỏe con người

STT Tác hại Có Kiến thứcKhông Tổng

N % N % N %

1 Lan truyền bệnh 419 97 13 3.0 432 100

2 Ung thư 226 52.3 206 47.7 432 100

3 Gây thương tích 347 80.3 85 19.7 432 100

4 Phát sinh côn trùng 343 79.4 89 20.6 432 100

5 Ảnh hưởng tâm lý, môi trường 326 75.5 106 24.5 432 100

6 Cả 5 loại trên 216 51 206 49 432 100

7 Không biết 5 1.2 427 98.8 432 100

Nhận xét:Qua bảng 2.13 ta thấy:

Khi được phỏng vấn về tác hại của CTYT đối với sức khỏe con người thì tỷ lệ số NVYT biết tác hại lan truyền bệnh chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 97%, gây thương tích là 80.3%, phát sinh côn trùng là 79.4%, ảnh hưởng tâm lý môi trường là 75.5% và thấp nhất là ung thưcó 52.3%. Tổng số nhân viên Y tế biết được cả 5 tác hại chỉ có 51%.

2.1.22. Kiến thứccủa VSV về tác hại của CTRYTNH đối với sức khỏe con người

Bảng 2.14. Kiến thứccủa VSV về tác hại của CTRYTNH đối với sức khỏe con người

STT Tác hại

Kiến thức

Tổng

Không

1 Lan truyền bệnh 108 94.7 6 5.3 114 100

2 Ung thư 50 43.9 64 56.1 114 100

3 Gây thương tích 86 75.4 28 24.6 114 100

4 Phát sinh côn trùng 88 77.2 26 22.8 114 100

5 Ảnh hưởng tâm lý, môi

trường 84 73.7 30 26.3 114 100

6 Cả 5 loại trên 42 37 72 73 114 100

7 Không biết 1 0.9 113 99.1 114 100

Nhận xét:Qua bảng 2.14ta thấy:

Số VSV biết tác hại lan truyền bệnh chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 94.7%, gây thương tích là 75.4%, phát sinh côn trùng là 77.2%, ảnh hưởng tâm lý môi trường là 73.7%, là nguyên nhân gây ung thư có 43.9%. Tổng số VSV biết được cả 5 tác hại chỉ có 37%, thấp hơn rất nhiều so với NVYT.

2.2. DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2025.

Để dựbáo lượng chất thải y tế phát sinh đến năm 2025, tác giả dựa vào dân số, hệ số phát thải (tính trên số kg chất thải của một giường bệnh trong một ngày- đơn vị: kg/ giường bệnh/ ngày) và tỷ lệ số giường bệnh trên 10.000 dân (theo chỉ tiêu đề ra tại Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương).

Hệ số phát thải (khối lượng chất thải y tế phát sinh trên một giường bệnh trong một ngày): Thông số khối lượng này có sự biến động theo thời gian, khu vực địa lý, theo mùa và còn phụ thuộc vào các yếu tốkhách quan (Cơ cấu bệnh tật; loại quy mô bệnh viện, phạm vi cứu chữa, số lượng bệnh nhân khám bệnh, tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú, ngoại trú; Điều kiện tự nhiên – kinh tế của khu vực; Phương pháp thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, điều trị và chăm sóc; Số lượng người nhà được phép đến thăm bệnh nhân,…).

Bảng 2.15. Sự biến động về khối lượng CTRYTNH phát sinh tại các loại cơ sở y tế

khác nhau

TT Loại bệnh viện Năm 2005 Năm 2010 1 Bệnh viện đa khoa TW 0,35 0,42 2 Bệnh viện chuyên khoa TW 0,23-0,29 0,28-0,35 3 Bệnh viện đa khoa tỉnh 0,29 0,35 4 Bệnh viện chuyên khoa tỉnh 0,17-0,29 0,21-0,35 5 Bệnh viện huyện, ngành 0,17-0,22 0,21-0,28 6 Trung bình 0,265 0,322

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo môi trường Quốc gia 2011 – Chất thải rắn, Hà Nội.

Do vậy, để dự báo khối lượng CTRYTNH, cách ước tính áp dụng công thức: T = P x R% x B

Trong đó: T: Lượng CTRYTNH phát sinh/ngày.

P: Lượng CTRYT phát sinh/giường bệnh/ngày. R%: Tỷ lệ CTRYTNH/tổng CTRYT.

B: Tổng sốgiường bệnh dự kiến.

Theo các nghiên cứu của Bộ Y tế và các tác giảkhác: Lượng chất thải phát sinh trung bình/giường bệnh trong một ngày là 1,6 kg/giường bệnh/ngày (2013). Cũng theo Bộ Y tế hệ số gia tăng CTRYT/giường bệnh/năm là 2%. Như vậy có thể tính được lượng CTRYT/giường bệnh/ngày của các năm 2020 và 2025 lần lượt là: 1,8 và 2 kg/giường/ngày.

Tỷ lệ CTRYTNH chiếm từ 20 - 25% tổng lượng CTRYT, tùy thuộc vào loại bệnh viện (trung ương, tỉnh, ngành,…), đa khoa hay chuyên khoa,…Hải Dương có hệ thống y tế trung bình không có những đặc thù riêng, giống hầu hết các địa phương trên toàn quốc. Do đó ta có thể lấy tỷ lệ22,6% để tính toán cho khối lượng phát thải tại Hải Dương [15].

Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, quy mô dân sốđến năm 2015 đạt 1.760.000 người, năm 2020 khoảng 1.810.000 người, đến năm 2030 khoảng 1,92 - 2,0 triệu người và phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ 20 giường bệnh/10.000 dân và khoảng 26 giường bệnh/10.000 dân năm 2025 [21]. Như vậy dự kiến tổng số giường bệnh trong các năm như sau: 2015 - 3520 giường; 2020 - 4163 giường; 2025 - 4862 giường.

Bảng 2.16. Dự báo khối lượng CTRYTNH trên địa bàn Tỉnh Hải Dương đến năm 2025

Hạng mục 2015 2020 2025

Dân số (triệu người) 1,76 1,81 1,87

Lượng CTRYT phát sinh/giường/ngày (P) 1,6 1,8 2,0

Sốgiường bệnh (B) 3520 4163 4862

Khối lượng CTRYTNH (tấn/ ngày) 1,27 1,69 2,2

1.27 1.69 2.2 0 0.5 1 1.5 2 2.5

Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025

Hình 2.7. Dựbáo gia tăng khối lượng CTRYTNH đến năm 2025 tại Hải Dương.

Qua biểu đồ cho thấy: khối lượng CTRYTNH tăng đều trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2025 (tăng 250kg/ngày) theo đúng mục tiêu đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho người dân của tỉnh, phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở y tếtrên địa bàn tỉnh. Muốn đạt được sự cân bằng này cần phải có chính sách phát triển y tếổn định và các biện pháp khống chế dân số hiệu quả.

2.3. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ

Bệnh viện là cơ sở y tế gần dân nhất có vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nhưng trong quá trình hoạt động các bệnh viện thải ra môi trường các chất thải bỏ, nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường, làm lan truyền mầm bệnh tới các vùng xung quanh ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng đặc biệt là các CTRYTNH.

Năm 2007, Bộ Y tế đã ban hành "Quy chế quản lý chất thải y tế" quy định về các nội dung: tổ chức quản lý, quy trình kỹ thuật (phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển), cơ sở hạ tầng, phương tiện phục vụ cho việc thu gom, vận chuyển, tiêu huỷ và mô hình - công nghệ - phương pháp xử lý, tiêu huỷ chất thải y tế. Song việc tổ chức thực hiện theo đúng Quy chế mới chỉ được quan tâm ở một số bệnh viện quy mô lớn, nơi có điều kiện về cơ sở vật chất, có đủ điều kiện cần thiết về chuyên môn, nhân lực, kinh phí. Còn phần lớn các bệnh viện, nhất là các bệnh viện tuyến huyện, việc thực hiện Quy chế quản lý chất thải còn gặp nhiều khó khăn do chưa có hướng dẫn cụ thể phù hợp. Mặt khác do hạn hẹp kinh phí; đào tạo, tập huấn chưa được quan tâm đúng mức. Qua kết quả nghiên cứu tại 9 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh và 13 bệnh viện đa khoa tuyến huyện tỉnh Hải Dương năm 2013 cho chúng ta thấy rõ hơn về thực trạng quản lý, xử lý chất thải hiện nay tại các bệnh viện:

2.3.1. Thông tin chung về các bệnh viện nghiên cứu

Qua kết quả nghiên cứu, các bệnh viện tỉnh Hải Dương quy mô bệnh viện từ 70-200 giường bệnh (riêng bệnh viện đa khoa tỉnh là 700giường bệnh), theo TCVN 4470 - 85, các bệnh viện huyện thuộc loại nhỏ (100-200 giường bệnh). Tổng diện

tích mặt bằng rộng gấp 2 - 3 lần so với diện tích sử dụng, xung quanh bệnh viện có tường bao đảm bảo sự ngăn cách về mặt địa giới hành chính giữa bệnh viện và các vùng phụ cận. Tuy nhiên, các bệnh viện đều gần khu vực dân cư, khoảng cách từ bệnh viện đến khu dân cư gần nhất là 5m (sát bệnh viện), xa nhất là 100m, đều không đảm bảo khoảng cách vệ sinh; trong 13 bệnh viện đa khoa tuyến huyện trung bình lượt bệnh nhân đến khám bệnh/giường bệnh/năm đạt 708 lượt (cao nhất là BVĐK khu vực Nhị Chiểu 1.078 lượt và thấp nhất BV Kim Thành 495 lượt), lượt bệnh nhân điều trị nội trú/giường bệnh/năm là 69 lượt (cao nhất là BV Ninh Giang 89,74 lượt và thấp nhất là BV Thành phố Hải Dương với 50,4 lượt) và công suất sử dụng giường bệnh (cao nhất là BV Ninh Giang 149% và thấp nhất là BV Thành phố Hải Dương 84%), đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng CTYT phát sinh tại các bệnh viện. Riêng các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện Đa khoa tỉnh là có số lượng bệnh nhân đến khám và nằm nội trú đông nhất, các bệnh viện chuyên khoa khác có những đặc thù nhất định liên quan đến chuyên môn của mình.

Bên cạnh còn một số Phòng khám đa khoa khu vực thuộc bệnh viện huyện như: PKĐK Sặt (thuộc BV Bình Giang) gần như không hoạt động; PKĐK khu vực Tuy Hòa (thuộc BV Ninh Giang) hiện hoạt động kém hiệu quả, đây là những PKĐK khu vực cần phải xem xét chuyển đổi mô hình hoạt động để tránh lãng phí nguồn nhân lực và vật lực.

2.3.2. Kiến thức và thực hành về QLCTYT của NVYT

Trong quản lý CTYT, yếu tố con người là rất quan trọng, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế trong công tác xử lý chất thải y tế ở nước ta hiện nay đó là trình độ nhận thức và thực hành của nhân viên y tế còn chưa cao. Kết quả nghiên cứu: Nhân viên Y tế nữ chiếm tỷ lệ cao là 77%, trong khi đó nam giới chỉ có 33%. Độ tuổi tập trung nhiều từ 18-35 chiếm 69.9%, và thấp nhất ở nhóm trên 50 tuổi là 12.7%. Đối tượng NVYT nghiên cứu nhiều nhất là nhóm Điều dưỡng, Kỹ thuật viên chiếm 64,8%, tiếp theo là nhóm ngành nghề khác (Nữ hộ sinh, cán bộ hành chính…) là 13.2 %, và thấp nhất là nhóm Dược sĩ là 1.2%. Số

NVYT có thời gian công tác từ 5-10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 36%, tiếp đến là trên 20 năm chiếm 30%. Số NVYT có thời gian công tác <5 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất là 12%.

Qua điều tra cho thấy là nhóm NVYT có độ tuổi 18-35 tuổi chiếm 69,9% và nhóm có thâm niên công tác từ 5-20 năm chiếm 66%; đây là nhóm đối tượng cần tập trung nâng cao kiến thức đầu tiên để làm nòng cốt nâng cao chất lượng QLCTYT ở bệnh viện.

Kiến thức

Kết quả nghiên cứu: NVYT có kiến thức tốt về QLCTYT chiếm số lượng rất

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý” (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)