Giáo dục cộng đồng

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý” (Trang 97)

Cần có kế hoạch đưa các chương trình giáo dục, tuyên truyền dành cho tất cả mọi đối tượng ra vào bệnh viện, bao gồm nhân viên y tế, bệnh nhân và người thăm nuôi bệnh nhân ý thức hơn trong việc bảo vệmôi trường bệnh viện.

Việc thực hiện tốt vệsinh môi trường, phân loại rác đã sử dụng đểngăn ngừa ô nhiễm. Làm tốt việc này sẽ nâng cao chất lượng điều trị và tiết kiệm chi phí trong vấn đề thải bỏ, xử lý và khắc phục hậu quả về sau.

Cách thức có thể thực hiện như sau:

 Tổ chức các khóa giáo dục, tập huấn hội nghị chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường cho các cấp quản lý nòng cốt, cán bộ bệnh viện tham gia vào các hoạt động bảo vệmôi trường thông qua các cuộc thi, biểu dương, khenthưởng.

 Triển khai công tác tuyên truyền, vận động đến từng người ra vào bệnh viện, hướng dẫn tất cả mọi người thực hiện các yêu cầu về phân loại rác tại nguồn, giữ gìn vệ sinh chung trong toàn bệnh viện.

 Tuyên truyền thông qua sử dụng những hệ thống thông tin, biểu ngữ, băng rôn trong bệnh viện. Nội dung tuyên truyền cần thực hiện nổi bật các khía cạnh:

- Tính bức xúc liên quan đến CTR tại bệnh viện. - Những tác động đến môi trường và xã hội của CTR.

- Các biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm nhẹcác tác động xấu. - Các thành phần chất thải có thể tái sinh, tái chế.

- Có thể đưa ra một số khẩu hiệu như sau "Thực hiện công tác tự đánh giá bệnh viện để cải tiến và nâng cao chất lượng phục vụ" hay "Giữ gìn vệ sinh môi trường vì sức khỏe bạn và gia đình bạn" hoặc "Không xảrác nơi công cộng và hành lang trong bệnh viện", "Bảo vệ cây xanh là bảo vệ chính bản thân mình"…

 In ấn tài liệu học tập, tờ rơi, hình ảnh… về việc phân loại rác tại nguồn hay công tác bảo vệmôi trường.

 Tổ chức thông tin nhanh và sinh hoạt định kỳ về công tác phòng chống ô nhiễm, bảo vệmôi trường.

Thông qua giáo dục cộng đồng, ý thức bản thân của mỗi cá nhân được nâng cao, việc đó phải được được thiết lập ngay từ cấp lãnh đạo đến nhân viên bệnh viện

cũng như từngười nhà bệnh nhân đến bệnh nhân trong công tác bảo vệmôi trường. Hạn chếđược thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng dân cư, năng lực chuyên môn của cấp độ quản lý được nâng cao.

Các chương trình phải được tổ chức có tính bền vững lâu dài chứ không phải là các hoạt động trên cơ sở đối phó, hình thức mang tính phong trào, chung chung chưa đi sâu vào nguyên nhân và hậu quả xấu của hành vi gây ô nhiễm môi trường sống.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý” (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)