Kiến thức và thực hành về QLCTYT của VSV

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý” (Trang 84)

Kết quả nghiên cứu: Đối với Nhân viên VSV, phần lớn là nữ giới chiếm 93%, nam giới chỉ có 8 người chiếm 7%. Độ tuổi tập trung ở nhóm 18-35 chiếm 68,4%, nhóm trên 50 tuổi chỉ có 12 người chiếm 10.5%. Thâm niên công tác của VSV chủ yếu tập trung ở nhóm 10-20 năm chiếm 33.3%, 5-10 năm chiếm 31.6%. Số VSV bị thương do vật sắc nhọn chiếm số ít hơn so với NVYT, tỷ lệ này là 7.9%. Trong tổng số VSV có 94.7% trả lời là có được trang bị Bảo hộ lao động và 73.7 % được khám sức khỏe định kỳ. Công việc hiện tại của VSV chủ yếu là Hộ lý chiếm 71% và Điều dưỡng có tham gia vào công tác của VSV là 29%.

Qua điều tra cho thấy vẫn còn 26,3% số VSV chưa được kiểm tra sức khỏe định kỳ theo quy định.

Kiến thức

Kết quả nghiên cứu: Kiến thức về QLCTYT của VSV chủ yếu đạt mức trung bình chiếm chiếm 52.2%. Số VSV có kiến thức khá là 21.7% và số có kiến thức kém là 26.1%. Bệnh viện Tâm thần kinh, Thanh Miện, Kinh Môn và Bệnh viện Thanh Hà có số VSV đạt kiến thức khácao là 40%. Mức độ kiến thức về QLCTYT của VSV Bệnh viện Bình Giang đạt trung bình là 100% (5/5). 100% số VSV của Bệnh viện Mắt và Da liễu có kiến thức về QLCTYT ở mức kém, tiếp theo là bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng và bệnh viện Đa khoa Tp Hải Dương. Số VSV biết tác hại lan truyền bệnh chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 94.7%, gây thương tích là 75.4%, phát sinh côn trùng là 77.2%, ảnh hưởng tâm lý môi trường là 73.7%, là nguyên nhân gây ung thư có 43.9%. Tổng số VSV biết được cả 5 tác hại chỉ có 37%, thấp hơn rất nhiều so với NVYT. VSV được tập huấn có kiến thức khá và trung bình chiếm phần lớn lần lượt là 96.6% và 96.1%. Trong khi đó tỷ lệ này thấp

ở nhóm không tập huấn là 3.4% có kiến thức khá và 3.9% kiến thức trung bình. Kiểm định có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Đối với những VSV được tập huấn về QLCTYT thì có Kiến thức về phân loại CTYT tốt hơn so với những VSV chưa được tập huấn.

Qua điều tra cho thấy vẫn còn 63% VSV không biết được cả 5 tác hại của CTYT; lý do là công tác tập huấn về QLCTYT của bệnh viện chưa đảm bảo chất lượng, đây là vấn đề quan trọng vì VSV là người trực tiếp phân loại, thu gom, xử lý chất thải y tế rất dễ bị lây nhiễm và làm lây nhiễm ra môi trường do CTYT.

Thực hành

Kết quả nghiên cứu: Trong tổng số 114 VSV thì có 113 người chiếm 99.1% có quan tâm tới việc thực hiện phân loại tại nguồn phát sinh, 21/22 BV có 100% số VSV quan tâm, riêng BVĐK Tứ Kỳ còn 16,7% VSV chưa quan tâm tới việc này, tuy nhiên chỉ có 94,7% VSV thực hiện phân loại rác thải tại nguồn. Tại BV Mắt và Da liễu có số VSV chưa thực hiện phân loại cao nhất là 33.4% tiếp theo là BVĐK Chí Linh là 20%, BV Phụ Sản, BVĐK Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Hà đều là 16.7%. Điều này lý giải một phần tại sao Bệnh viện Đa khoa Chí Linh có số giường bệnh cao nhất (200) trong số các bệnh viện tuyến huyện nhưng lại có lượng chất thải lây nhiễm tương đối thấp 5,46 kg/ngày.

Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành

Kết quả nghiên cứu: VSV được tập huấn có kiến thức khá và trung bình chiếm phần lớn lần lượt là 96.6% và 96.1%. Trong khi đó tỷ lệ này thấp ở nhóm không tập huấn là 3.4% có kiến thức khá và 3.9% kiến thức trung bình. Kiểm định có ý nghĩa thống kê với p<0.05. Đối với nhóm VSV có kiến thức trung bình và khá về phân loại CTYT thì lần lượt có 96.1% và 96.6% có thực hiện phân loại CTYT ngay tại nguồn. Ở nhóm kiến thức kém còn 6.9% VSV chưa thực hiện phân loại tại nguồn. Kiểm định có ý nghĩa thống kê với p<0.05.

Đối với những VSV được tập huấn về QLCTYT thì có kiến thức về phân loại CTYT tốt hơn so với những VSV chưa được tập huấn.

VSV có kiến thức trung bình và khá về QLCTYT thì có thực hành phân loại CTYT tại nguồn.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý” (Trang 84)