Những tồn tại cần giải quyết

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý” (Trang 86)

Thứ nhất: Phân công bộ phận phụ trách công tác Quản lý CTYT giữa các bệnh viện không thống nhất.

Thứ hai: 86,4% bệnh viện chưa có Kế hoạch QLCTYT; 45,5% BV chưa có giấy phép xả thải.

Thứ ba: Tỷ lệNVYT chưa được tập huấn về QLCTYT còn cao 58,31%. Thứ tư: 100% túi đựng, thùng chứa không đảm bảo chất lượng; 95,45% xe chở chất thải y tế không đúng qui định (không có nắp); sử dụng lò đốt rác thải y tế có công suất từ20 đến 25kg/giờlà chưa hợp lý, lãng phí.

Thứ năm: 40,91% BV chưa thực hiện quan trắc khí thải lò đốt

Thứ 6: Kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động QLCTYT đạt bình quân 3.428 đồng/giường bệnh/ngày là thấp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Để giải quyết các tồn tại trên trong công tác quản lý CTRYTNH cần một giải pháp mang tính tổng thể. Một mặt thường xuyên cập nhật, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; hoàn thiện các thủ tục pháp lý về bảo vệmôi trường, quản lý chất thải; rà soát, bổsung các quy định, quy trình QLCTYT đúng theo quy định hiện hành; xây dựng mô hình QLCTYT hợp lý, có phân công trách nhiệm từng khâu; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải y tế tại các cơ sở y tế, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm. Một mặt tăng cường đầu tư, áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quá trình xử lý CTRYTNH.

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUT CÁC GII PHÁP QUN LÝ CHT THI RN Y

T NGUY HI TRÊN ĐỊA BÀN TNH HẢI DƯƠNG

Rác thải rắn y tế nguy hại là thành phần quan trọng nhất trong việc quản lý rác thải y tế nói chung. Muốn làm tốt công tác này đạt các yêu cầu qui định cần có những giải pháp đồng bộ từcơ chế chính sách, tổ chức bộmáy đến cơ sở vật chất. Các giải pháp sẽ hiệu quảhơn khi được lồng ghép vào nhiệm vụ chung là QLCTYT.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý” (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)